Khái niệm về kết cấu xã hội (của phúc lợi và Công tác xã hội)?
kiến thức chung
Kết cấu xã hội (social constructtion) là một khái niệm xã hội học cho rằng các vấn đề xã hội khác với thế giới tự nhiên ở chỗ coi “thực tế” là một tri thức xã hội hướng dẫn hành vi của ta nhưng mỗi người lại có cách nhìn khác nhau về nó. Người ta có thể tiến tới sự chia sẻ cách nhìn về “thực tế” thông qua các quá trình xã hội khác nhau; chúng tổ chức ra cách nhìn này và làm cho cách nhìn này khách quan hơn. Chính kết cấu xã hội tạo ra ý nghĩa chính trị của lý thuyết. Các nhóm quyền lợi khác nhau có thể có sự 4 chia sẻ khác nhau về tri thức xã hội. Có ba cách nhìn về CTXH từ ba góc của một tam giác: 1. Cách nhìn trị liệu phản xạ, 2. Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa, 3. Cách nhìn cá thể cải tổ.
- Cách nhìn trị liệu phản xạ: Dominelli (2002) còn gọi cách nhìn này là lấy trị liệu làm tiếp cận để giúp đỡ. Cách nhìn này tìm kiếm sự thoải mái nhất cho cá nhân, nhóm và cộng đồng bằng cách nâng cao và hỗ trợ sự phát triển và sự tụ khảng định mình. Một vòng xoắn quan hệ giữa nhân viên CTXH và khách hàng làm thay đổi ý nghĩ của khách hàng và giúp nhân viên CTXH tác động vào nó (ý nghĩ). Ngươc lại vòng xoắn quan hệ này cũng tác động vào nhân viên CTXH giúp nhân viên CTXH hiểu rõ hơn về thế giới họ đang sống (thế giới của nhân viên CTXH và khách hàng) qua đó nhân viên CTXH có thêm được kinh nghiệm nghề nghiệp. Mối quan hệ qua lại trong trị liệu này làm cho nó có tính chất phản xạ; nó đáp ứng được quan tâm của nhân viên CTXH mong muốn có thêm được hiểu biết và kinh nghiêm trong thực hành; nó giúp khách hàng có được năng lực kiềm chế cảm xúc và cách sống của mình. Năng lực này làm cho con người có thể vượt lên sự thống khổ và thiệt thòi của bản mình. Cách nhìn này trong CTXH là cách nhìn đòi hỏi sự song hành của triết lý kinh tế chình trị xã hội dân chủ và phát triển kinh tế xã hội hướng tới sự hoàn thiện của cá nhân và xã hội. Song cách nhìn này có thể bị chyển dịch bởi hai cách nhìn sau đây.
- Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa: Cách nhìn này tìm kiếm dự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội để nhóm người bị đàn áp và yếu thế thu hoạch được sức mạnh cho cuộc sống của mình. Dominelli (2002) gọi tiếp cận này là “tiếp cận nổi loạn” bởi vì nó giải phóng con người khỏ sự áp bưacs. Pease và Fook (1999) gọi nó là “tiếp cận chuyển hóa” bởi vì nó tìm cách thay đổi xã hội vì lợi ích của những người bi áp bức. Tiếp cận này đề cao công lý xã hội; nó mang tính triết lý xã hội chủ nghĩa, triết lý của kinh tế kế hoạch hóa và triết lý của cung ứng xã hội tạo ra sự công bằng ngang bằng giữa mọi người và công bằng xã hội.
- Cách nhìn cá thể cải tổ: Cách nhìn này coi CTXH là một dạng dịch vụ phúc lợi xã hội cho các cá nhân trong các xã hội. Nó đáp ứng các nhu cầu cá nhân và cải thiện dịch dịch vụ bao gồm cả dịch vụ CTXH; nó làm cho dịch vụ được thực hiện một cách có hiệu quả hơn. Dominelli (2002) gọi cách nhìn này là tiếp cận duy trì vì nó nhằm duy trì trật tự xã hội và các nền tảng xã hội, duy trì nhân dân trong các giai đoạn khó khăn mà họ phải trải nghiệm để họ có thể phục hồi được sự cân bằng. Cách nhìn này triết lý kinh 5 tế chính trị tự do (hay hợp lý) trong đó có tự do cá nhân trong kinh tế thị trường được bảo vệ bởi luật pháp.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Xuân Hương