Khái niệm nào quan trọng nhất khi dạy con trẻ về tiền bạc?

  1. Giáo dục

Là tiết kiệm tiền quan trọng hơn, hay biết cách tiêu tiền khôn ngoan mới quan trọng hơn?
Ảnh: Internet
Mình nghĩ, hầu hết mọi người đều thấy việc tiết kiệm là hơi khó. Nhất là cuộc sống còn bao nhiêu thứ phải chi trả khác không thể tránh như thức ăn, chỗ ở, và các loại phí-linh-động khác. Người lớn còn thế huống hồ là trẻ con.
Bởi vậy cho nên, bản thân mình biết tiết kiệm là điều tốt, dạy trẻ tiết kiệm cũng là việc rất quan trọng, nhưng dạy cho chúng biết cách tiêu tiền khôn ngoan mới là quan trọng hơn. Vấn đề là làm thế nào để chỉ bảo, truyền cảm hứng và động viên trẻ tiết kiệm tiền, cũng như cách dạy trẻ kiểm tra, đánh giá và chọn những cách tiêu tiền thông minh.
Vậy làm thế nào để định hướng con trẻ tiết kiệm tiền?
  • Thứ nhất, cần cắt nghĩa được cho con tiền là gì.
  • Thứ hai, cắt nghĩa cho con về tiết kiệm.
  • Thứ ba là lý giải tại sao phải tiết kiệm tiền.
Định nghĩa được rồi thì mới tính đến chuyện lên kế hoạch tiết kiệm tiền như thế nào. Dù là đứa trẻ sáu tuổi hay một thiếu niên mười sáu tuổi, thì nguyên tắc chung để tiết kiệm tiền nong là như nhau, chẳng ai thiên vị ai. Phương pháp chung sẽ là:
  • Đặt ra một mục tiêu tài chính cụ thể cho trẻ.
  • Giúp trẻ kiếm số tiền cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Cùng tận hưởng thành quả.
Theo đó, một kế hoạch tiết kiệm tối ưu có thể sẽ là:
  • Cung cấp cho con bạn thứ để tiết kiệm. Tốt nhất là do trẻ tự kiếm ra (ở đây là tiền).
  • Cung cấp một nơi thích hợp cho trẻ cất tiền tiết kiệm (hũ, lợn đất...)
  • Quan sát quá trình và khuyến khích, động viên.
Tất nhiên, kế hoạch là như vậy, nhưng lại không thể không tính đến trường hợp trẻ không tự giác tiết kiệm. Chưa nói có khả năng trẻ còn là người chi tiêu thuộc dạng "vung tay quá trán". Thì phải làm thế nào? Hãy tìm hiểu lí do và trao đổi với trẻ để xem có thể giải quyết như thế nào. Và dù như thế nào, cũng hãy nhớ rằng chính bạn, bậc làm cha mẹ, mới là người đưa ra quyết định sau cùng.
Ảnh: Internet
Còn như trong trường hợp con bạn tiết kiệm quá mức, lúc đó hãy dạy con hiểu rằng: Tiền bạc phải cho ta niềm vui! Ta sẽ không tiêu hoang cạn kiệt toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, nhưng khi cần thiết nhất, lúc nghèo đói nhất vẫn có thể dành ra vài đồng cho người ăn mày. Hãy chịu khó kiên nhẫn nhẹ nhàng với trẻ, nói chuyện với con về việc cân bằng giữa tiết kiệm và chia sẻ, giữa sự thận trọng trong việc quản lý tiền và niềm vui thích tiết kiệm. Chứ không thể nói tiết kiệm là lại bo bo giữ khư khư lấy tiền mà không chi ra.
Thế mới thấy, tiết kiệm tiền cũng lắm công phu, chứ không phải đơn giản.
Bạn có phải là người tiết kiệm tiền quá mức? Sau này nếu có con bạn sẽ dạy chúng tiết kiệm như thế nào?
Từ khóa: 

tiết kiệm

,

tiết kiệm tiền

,

dạy con tiết kiệm

,

nuôi dạy con

,

giáo dục

Mình chưa có con, nhưng hiện tại mình thấy mình chi tiêu hơi bị lung tung không theo mục đích nào cụ thể hết :)) Nhiều khi cứ thấy tiền trong túi là lại ngứa ngáy muốn xài, đến khi hết rồi thì mới nhìn lại là mình đã vung tay hơi quá trán, vuốt mặt mà không nể mũi. Mình nghĩ tiết kiệm thì cũng tốt nhưng nếu biết chi tiêu hợp lý thì tốt hơn nhiều.

Trả lời

Mình chưa có con, nhưng hiện tại mình thấy mình chi tiêu hơi bị lung tung không theo mục đích nào cụ thể hết :)) Nhiều khi cứ thấy tiền trong túi là lại ngứa ngáy muốn xài, đến khi hết rồi thì mới nhìn lại là mình đã vung tay hơi quá trán, vuốt mặt mà không nể mũi. Mình nghĩ tiết kiệm thì cũng tốt nhưng nếu biết chi tiêu hợp lý thì tốt hơn nhiều.

Sau này có con, mình sẽ dạy nó biết trân trọng đồng tiền, dù là đồng tiền mồ hôi nước mắt tự bản thân kiếm ra hay do từ trên trời rơi xuống cũng vậy. Tiền có thể là vật ngoài thân, có thể chuyển di từ túi ví người này sang túi ví người khác, nhưng tiền vẫn có giá trị của nó và bản thân mỗi người cần phải có thái độ đúng đắn đối với tiền. Nói nôm na thì cũng là biết cách chi tiêu sao cho hợp lý. :)

Mình nghĩ điều quan trọng vẫn là ở bản thân cha mẹ. Chính cha mẹ là tấm gương cho con về quản lý tài chính. Nếu chúng ta là một tấm gương tốt, được trang bị đầy đủ những kiến thức tài chính, trẻ sẽ học được từ chúng ta những điều tốt; ngược lại, trẻ cũng có thể học cả những điểm không hay trong cách thức chi tiêu của chúng ta, dù chúng ta không muốn điều đó đi chăng nữa.