Khái niệm Lưu trữ lịch sử?
kiến thức chung
Lưu trữ lịch sử được định nghĩa tại khoản 5 Điều 2 Luật Lưu trữ năm
2011 như sau: “Lưu trữ lịch sử là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài
liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn được tiếp nhận từ lưu trữ cơ quan và từ
các nguồn khác”. Tại Việt Nam Lưu trữ lịch sử được tổ chức hai bậc như quy
định tại khoản 1 Điều 19 Luật Lưu trữ năm 2011 bao gồm:
- Lưu trữ lịch sử ở trung ương: Có 04 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
- Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
một Lưu trữ lịch sử.
Thẩm quyền thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử quy định tại Điều 20 Luật
Lưu trữ. Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh thu thập tài liệu được hình thành trong quá
trình hoạt động của:
- Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh;
- Cơ quan, tổ chức cấp huyện;
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm:
- Tổ chức tiếp nhận tài liệu;
- Lập biên bản bàn giao tài liệu;
- Hồ sơ bàn giao tài liệu gồm: Mục lục hồ sơ, tài liệu; Biên bản bàn giao.
Hồ sơ bàn giao làm thành 3 bản
Tại Điều 21 Luật Lưu trữ quy định thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ
lịch sử. Cụ thể:
1) Trong thời hạn 10 năm kể từ năm công việc kết thúc.
2) Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của các ngành công an,
ngoại giao, quốc phòng và các ngành khác được thực hiện theo quy định của
Chính phủ.
Trách nhiệm giao, nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử quy định tại Điều 19
của Luật Lưu trữ:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu:
- Chỉnh lý tài liệu trước khi giao nộp;
- Thực hiện giải mật đối với tài liệu nộp lưu đóng dấu mật;
- Giao nộp tài liệu và các công cụ thống kê, tra cứu kèm theo vào Lưu trữ
lịch sử theo đúng thời hạn quy định
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trâm Đoan