Khái niệm kinh doanh du lịch và các lĩnh vực của kinh doanh du lịch
kiến thức chung
Khái niệm kinh doanh du lịch:
Kinh doanh du lịch là một bộ phận của kinh doanh, cũng diễn ra một quá trình như vậy, chỉ khác là kinh doanh du lịch chịu sự chi phối có tính đặc thù của tài nguyên, sản phẩm, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người... Kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vô hình, kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Các lĩnh vực của du lịch:
Kinh doanh du lịch là kinh doanh sản phẩm có tính dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề chủ yếu sau đây:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn tham quan du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí du lịch;
+ Kinh doanh dịch vụ du lịch chữa bệnh...
Tuy nhiên, đây chỉ là một bản liệt kê những lĩnh vực phổ biến của kinh doanh du lịch, chứ không phải là một bản phân tích kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng, không phải là một hoạt động đơn nhất của quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm, mà là một quá trình hoàn chỉnh từ khai thác sử dụng tài nguyên – xây dựng sản phẩm, hàng hóa – lưu thông phân phối – người tiêu dùng, mục đích là đem đến sự phục vụ tối ưu nhu cầu cho du khách, là cung ứng tối ưu nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch, và cũng nhằm đạt được hieejuquar kinh tế tối ưu cho người kinh doanh.
Kinh doanh du lịch đòi hỏi quan tâmđến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa có hiệu quả nhất, bền vững nhất; quan tâm tới việc xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, đặc thù cho từng địa phương, vùng miền, để có sức hấp dẫn nhất thu hút du khách; quan tâm đến quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm, cung ứng sản phẩm du lịch đến du khách một cách nhanh chóng, trực tiếp và hiệu quả nhất...
Nội dung liên quan
Trịnh Diệu Linh