Khái niệm cơ bản về chứng khoán - Phần 1

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Đầu tư & Tài chính

  3. Kinh doanh

https://cdn.noron.vn/2022/06/17/579454812922219-1655426489.jpg

1. CÁCH CÁC CÔNG TY PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ HUY ĐỘNG VỐN

Nhắc lại một chút về khái niệm cổ phiếu mà chúng ta từng nói trong bài viết Phân biệt cổ phiếu – trái phiếu – chứng chỉ quỹ nhé!
Theo Luật chứng khoán năm 2019, cổ phiếu được giải thích như sau:
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Hiểu một cách đơn giản như sau:
Cổ phiếu gắn liền với sự ra đời của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia đều thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông.
1.1. VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Vốn trong công ty cổ phần bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có – “của nhà trồng được”) và vốn tín dụng (vốn vay).
- Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn thuộc vào sở hữu của công ty, có thể là tiền mặt hoặc tài sản do cổ đông góp vào, được huy động bởi số tiền ban đầu góp, hoặc chuyển đổi từ lợi nhuận để tài đầu tư vào công ty, hoặc thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Vốn tín dụng: là các khoản vay dưới các hình thức như: vay ngân hàng, vay các cá nhân hoặc tổ chức hoặc vay thông qua việc phát hành trái phiếu.
1.2. CÁCH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ HUY ĐỘNG VỐN
Để giúp bạn có thể hình dung về quá trình phát hành cổ phiếu và huy động vốn của một công ty, Hương sẽ lấy một ví dụ để giải thích cho quá trình này.
Ví dụ mô phỏng quá trình phát hành cổ phiếu và huy động vốn
Ví dụ như Hương, anh Việt Anh và anh Phụng cùng góp vốn mở Công ty cổ phần Phụ Nữ Tự Do với tỷ lệ vốn góp là 30% – 30% – 40% (tỷ lệ này là tỷ lệ sở hữu của mỗi người), tổng số tiền góp vào là 3 tỷ đồng. Tương đương với số tiền thực góp của mỗi người lần lượt là Hương 900 triệu, anh Việt Anh 900 triệu, anh Phụng 1,2 tỷ đồng.
Lúc này, Hương, anh Việt Anh và anh Phụng giữ vai trò là Co-Founder của công ty (Đồng sáng lập).
Sau khi hoạt động đc 2 năm, đánh giá được tiềm năng phát triển và mong muốn phát triển lớn mạnh và nhanh chóng hơn, công ty cần thêm vốn đầu tư để có thể mở rông quy mô.
Như vậy, để có thêm vốn, Công ty Cổ phần PNTD có thể thức hiện các hình thức huy động vốn để tăng thêm vốn chủ sở hữu hoặc vốn tín dụng.
Nếu tăng vốn chủ sở hữu: hoặc là các Co-Founder góp thêm vốn của mình vào hoặc là có thêm sự tham gia của một cổ đông mới.
Nếu tăng vốn tín dụng: Công ty đi vay bên ngoài và trả một phần lãi định kỳ.
Đặt giả thiết Công ty Cổ phần Phụ Nữ Tự Do sẽ gọi vốn bên ngoài thay vì đi vay hoặc Co-Founder góp thêm vốn. Lúc này xuất hiện một chị Vân muốn góp vốn vào công ty PNTD. Chị Vân này đồng ý góp số vốn là 3 tỷ vào công ty PNTD.
Lúc này, có thể bạn sẽ nghĩ rằng tỷ lệ phân chia sẽ thành: Hương (900 triệu – 15%) – anh Việt Anh (900 triệu – 15%) – anh Phụng (1,2 tỷ – 20%) – chị Vân (3 tỷ – 50%) thì bạn SAI rồi.
Chia thế này thì thằng còng lưng ra thành lập và vận hành công ty có mà ăn cám lợn.
Tỷ lệ cổ phần công ty sẽ được chia lại như sau:
- Định giá lại công ty
- Chia tỷ lệ sở hữu lại theo định giá mới
Định giá là gì? Đây là câu chuyện mà chị em sẽ thấy nhiều trên Shark Tank.
Định giá doanh nghiệp hiểu đơn giản là xác định giá trị của doanh nghiệp.
Kiểu như các ông đi mua cái áo ngoài chợ ý, người bán hàng bảo 5 lít, nhưng mà ông thấy áo này chỉ đáng giá 3 lít… sau khi thương lượng thì cuối cùng giá cái áo được bán là 4 lít, hoạt động này chính là hoạt động định giá.
Quay lại cái công ty PNTD nhé! Hương, Việt Anh, anh Phụng và chị Vân sẽ ngồi xuống để định giá lại doanh nghiệp của chúng tôi (có thể sẽ mời thêm chuyên gia tài chính, luật, kế toán…), sau khi xem xét tài sản – tiêu sản, dòng tiền, tiềm năng, đối thủ cạnh tránh, sản phẩm, ý tưởng, chi phí hoạt động, kiểm định luôn “nhân phẩm” và năng lực của 3 Co-Founder => định giá công ty sau khi góp thêm 3 tỷ của chị Vân là 15 tỷ chẳng hạn.
Từ đây, chị Vân nhảy vào với 3 tỷ thì tức là chị Vân sẽ được sở hữu là 20% giá trị công ty.
Câu hỏi đặt ra là: 20% của chị Vân lấy từ đâu?
20% này sẽ lấy từ việc cắt mỗi cổ đông trước đó một phần 20% của số cổ phần họ đang nắm giữ. Tức là:
- Số cổ phần Hương nắm giữ sẽ giảm xuống là 20%*30%=6%. Khi đó số cổ phần của Hương sẽ là 24% tương ứng với giá trị sở hữu công ty là 3,6 tỷ (Tăng trưởng gấp 4 lần số vốn góp ban đầu).
- Số cổ phần anh Việt Anh nắm giữ sẽ giảm xuống là 20%*30%=6%. Khi đó số cổ phần của anh Việt Anh là 24% tương ứng với giá trị sở hữu công ty là 3,6 tỷ (Tăng trưởng gấp 4 lần số vốn góp ban đầu).
- Số cổ phần của anh Phụng nắm giữ sẽ làm xuống là 20%*40%=8%. Khi đó số cổ phần còn lại của anh Phụng là 32%, tương ứng với giá trị sở hữu công ty là 4,8 tỷ (Tăng trưởng gấp 4 lần số vốn góp ban đầu.)
Đến đây, có lẽ bạn sẽ hiểu tại sao trên chương trình Shark Tank, các nhà đầu tư và Founder công ty cứ mặc cả qua lại vấn đề % cổ phần sau góp vốn từng chút một rồi chứ.
Bởi số % góp vào cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyền quyết định và kiểm soát trong một công ty. Phần này Hương sẽ chia sẻ ở một bài viết khác nhé.
Giả sử thời điểm đó, ta tính công ty được chia thành 10 phần bằng nhau tương đương với 10 cổ phần, thì giá trị mỗi cổ phần là 1 tỷ.
Tương tự như vậy, thì khi công ty phát hành cổ phiếu đại chúng, cách định giá và chia tỷ lệ cổ phần cũng như giá cổ phiếu sẽ được tính như trên.
Giá dụ công ty định giá là 100 tỷ, phát hành 10.000.000 cổ phiếu => giá trị mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng.
Khi công ty phát hành cổ phiếu ra thị trường như vậy thì giá trị công ty sẽ được định giá bởi thị trường.
Ví dụ như bạn nhảy vào mua 1 cổ phiếu của công ty chúng tôi với giá là 16.000đ/cổ => giá công ty sẽ thay đổi thành 160 tỷ, con số này gọi là giá trị vốn hóa thị trường của công ty.
Chính vì sự vận hành này mà một vài thông tin tốt hoặc xấu sẽ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, từ đó quyết định việc học bán vội hay giữ cố phiếu trong tay => ảnh hưởng tới cung – cầu trên thị tường => giá cổ phiếu bị ảnh hưởng rất lớn.
1.3. KẾT LUẬN
Sau ví dụ này, chị em có thể hình dung ra được cách một công ty phát hành cổ phiếu và huy động vốn đầu tư rồi phải không? Từ ví dụ trên chúng ta cũng dễ dàng hình dung ra các khái niệm bên dưới.
(còn tiếp)

 

Từ khóa: 

dau_tu

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

,

kinh doanh

Các bài viết khác liên quản tới Tài chính cá nhân và đầu tư bạn có thể đọc tại:

Trả lời

Các bài viết khác liên quản tới Tài chính cá nhân và đầu tư bạn có thể đọc tại:

Hương giải thích như vầy dễ hiểu với các bạn chứ? Hãy trả lời tui đi 😀

Good Morning

Các start up trên Shark Tank định giá công ty mình thực sự ngáo luôn ấy =)) mỗi khi xem mà há hốc mồm.

Theo dõi thu chi cá nhân như thế nào?

Mời bạn đọc bài viết mới của Hương tại đây nhé: