Khách hàng được gì từ cuộc chiến giữa các hãng taxi công nghệ?

  1. Công nghệ thông tin

Trong năm vừa qua, in sâu trong tâm trí người Việt là một cộng đồng xe ôm truyền thống thô bạo, chèn ép, không chịu tiếp thu cái mới. Thế nhưng ngay sau khi Uber "về trời", Grab ở lại đã phải chịu nhiều " lời đắng cay". "Grab độc chiếm thị trường,trở lại với mấy bác xe ôm và taxi truyền thống thôi" - nhiều người do tiếc thương Uber nên đã quay lưng lại với Grab. Vậy thì tóm lại người dùng đang muốn gì?

NGƯỜI DÙNG NHẠY CẢM VỚI VIỆC BỊ CHÈN ÉP GIÁ?

Một trong những lí do người Việt chọn xe ôm công nghệ thay vì xe ôm truyền thống đó là các bác xe ôm truyền thống hay nói thách giá. Lơ ngơ lên Sài Gòn, bị một bác xe ôm chở từ Phố đi bộ đến Nhà thờ Đức Bà với giá 50k và bạn đánh giá cả đội ngũ xe ôm toàn lừa đảo, liệu như thế có công bằng? Bản thân mình cũng từng bị nhiều bác xe ôm hét giá, nhưng không vì thế mà mình nghĩ tất cả các bác xe ôm đều xấu. Thậm chí các tài xế xe ôm công nghệ cũng có nhiều chiêu gian lận của họ, nếu bạn bị dính bẫy thì chỉ có thể ngậm cục tức thôi chứ chẳng xả ra được như xe ôm truyền thống. Và liệu sự tăng giá gấp đôi, gấp ba vào giờ cao điểm trong khi không hề tắc đường có phải là biện pháp "thách giá thầm lặng"?

hay NGƯỜI DÙNG THÍCH KHÁM PHÁ NHỮNG CÁI MỚI?

Người dùng có biết những điều kể trên không? Họ biết, nhưng họ chấp nhận điều đó vì khi họ đến với Grab và Uber, họ cảm thấy được chăm sóc và quan tâm. Grab và Uber liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi, quan tâm đến ví điện tử khách hàng. Thử hỏi có bác xe ôm nào miễn phí chuyến đi đầu cho khách hay giảm 50% cho bạn gái nhân ngày 08/03? Như những chàng trai ngoại quốc ấm áp và chu đáo, họ nhanh chóng chiếm được cảm tình của "những cô gái Việt". " Những cô gái Việt" đã quá chán ngán với gã trai nội địa cục súc, độc quyền, họ cần những gì tinh tế và hiện đại hơn. Và liệu Go-Jek và VATO có nắm được công thức ấy, biến sự đổ bộ của mình trở thành nỗi lo của Grab?

Cuộc chiến công nghệ chỉ mới bắt đầu,chúng ta hãy chờ xem...

Từ khóa: 

,

công nghệ thông tin

Mô hình kinh doanh đặt khách hàng làm trung tâm + tận dụng được resource dư thừa của xã hội + công nghệ đã hình thành những Uber, Grab, Go-Jek... Người dùng được hưởng lợi rất nhiều từ các mô hình mới, đặc biệt ứng dụng công nghệ như thế này; hưởng lợi từ tiện ích + giá cả. Và cạnh tranh càng lớn trong thị trường thì người dùng càng hưởng lơi; độc quyền ko phải thứ người dùng mong muốn.

Góc nhìn của chị, với những mô hình đã tương đối mature như thế này rồi thì ko còn cuộc chiến công nghệ nhiều nữa mà cuộc chiến về "Vận hành" mới là quan trọng nhất. Người ta (các DN vận tải nội địa) có thể clone rất nhanh các app như Uber hay Grab; nhưng rất khó để clone được Business model của các bạn này. Mà bản chất business model của Grab với Uber cũng khác nhau nữa ^_^

Trả lời

Mô hình kinh doanh đặt khách hàng làm trung tâm + tận dụng được resource dư thừa của xã hội + công nghệ đã hình thành những Uber, Grab, Go-Jek... Người dùng được hưởng lợi rất nhiều từ các mô hình mới, đặc biệt ứng dụng công nghệ như thế này; hưởng lợi từ tiện ích + giá cả. Và cạnh tranh càng lớn trong thị trường thì người dùng càng hưởng lơi; độc quyền ko phải thứ người dùng mong muốn.

Góc nhìn của chị, với những mô hình đã tương đối mature như thế này rồi thì ko còn cuộc chiến công nghệ nhiều nữa mà cuộc chiến về "Vận hành" mới là quan trọng nhất. Người ta (các DN vận tải nội địa) có thể clone rất nhanh các app như Uber hay Grab; nhưng rất khó để clone được Business model của các bạn này. Mà bản chất business model của Grab với Uber cũng khác nhau nữa ^_^

Bài viết hay, cơ mà dòng cuối "Cuộc chiến công nghệ chỉ mới bắt đầu,chúng ta hãy chờ xem..." khiến mình có cảm giác outdate quá, hoặc sao sao đó, vì cuộc chiến này bắt đầu từ 2 năm trước rồi.