Kết thúc buổi phỏng vấn, HR hỏi “Bạn có điều gì muốn hỏi tôi không” nên trả lời câu hỏi này như thế nào?

  1. Hướng nghiệp

  2. Kỹ năng mềm

Lần đầu đi phỏng vấn em nhận được câu này thấy lúng túng quá. Em không biết hỏi gì nên bảo với chị HR là ''Em không'', nhưng có vẻ không được chị đánh giá cao lắm.

Anh chị mách nước cho em nên trả lời câu hỏi này như thế nào với ạ?

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

Tui chia sẻ một tẹo là bên khác thì không rõ lắm, nhưng với tui thì pv = trao đổi. Không đặt câu hỏi theo kiểu tra khảo một chiều.
Mỗi khi xong 1 phân đoạn thì tui sẽ hỏi lại là chỗ này em có thắc mắc gì hông? Và lúc đó ứng viên đã có thể hỏi luôn những cái họ cần hỏi rồi.
Cái câu cuối “em còn câu gì mún hỏi hong” nó chỉ là câu mớm để chào tạm biệt thôi.
Nên là nếu mấy bạn còn muốn hỏi thật, cố gắng hỏi thật ngắn gọn.
Nếu không muốn hỏi thật mà chỉ muốn tăng độ thiện cảm, thì càng phải hỏi ngắn, nhanh, đơn giản để đỡ tốn thêm thời gian loằng ngoằng ở đây.
Tại vì là, khi bên tuyển dụng đã muốn kết thúc mà ứng viên lại kéo lại hỏi han, nó sẽ khiến ngta hơi mất kiên nhẫn một tí.
Tui không biết nhà tuyển dụng khác có thích không. Chứ tui thì tui không thích. Và thường thì cũng không có quá nhiều ứng viên có câu hỏi xuất sắc đến mức bù đắp được cái sự không thích đó đâu.
Nên là, cần hỏi gì thì hỏi luôn trong lúc phỏng vấn. Đừng đợi lúc kết thúc rồi, NTD người ta hỏi để còn lấy cớ chào tạm biệt, thì mới quay ra hỏi một lốc nha.
Trả lời
Tui chia sẻ một tẹo là bên khác thì không rõ lắm, nhưng với tui thì pv = trao đổi. Không đặt câu hỏi theo kiểu tra khảo một chiều.
Mỗi khi xong 1 phân đoạn thì tui sẽ hỏi lại là chỗ này em có thắc mắc gì hông? Và lúc đó ứng viên đã có thể hỏi luôn những cái họ cần hỏi rồi.
Cái câu cuối “em còn câu gì mún hỏi hong” nó chỉ là câu mớm để chào tạm biệt thôi.
Nên là nếu mấy bạn còn muốn hỏi thật, cố gắng hỏi thật ngắn gọn.
Nếu không muốn hỏi thật mà chỉ muốn tăng độ thiện cảm, thì càng phải hỏi ngắn, nhanh, đơn giản để đỡ tốn thêm thời gian loằng ngoằng ở đây.
Tại vì là, khi bên tuyển dụng đã muốn kết thúc mà ứng viên lại kéo lại hỏi han, nó sẽ khiến ngta hơi mất kiên nhẫn một tí.
Tui không biết nhà tuyển dụng khác có thích không. Chứ tui thì tui không thích. Và thường thì cũng không có quá nhiều ứng viên có câu hỏi xuất sắc đến mức bù đắp được cái sự không thích đó đâu.
Nên là, cần hỏi gì thì hỏi luôn trong lúc phỏng vấn. Đừng đợi lúc kết thúc rồi, NTD người ta hỏi để còn lấy cớ chào tạm biệt, thì mới quay ra hỏi một lốc nha.

Chào bạn ^^ mình chia sẻ như thế này nhé.

Mình sẽ hỏi lại 3 câu:

  1. Cty anh/chị đang kỳ vọng gì ở ứng viên vị trí này ạ.
  2. Trong quá trình phỏng vấn anh/chị có nhận xét hay góp ý gì về em, hay ý kiến gì cho vị trí công việc sắp tới để em biết rõ hơn cv sắp tới không ạ. ----> thường thì câu này sẽ giúp bạn đánh giá xem mình có lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng ko, thấy dấu hiệu thất bại hay thành công ở buổi phỏng vấn. 
  3. Sắp tới, nếu em vào làm việc cty thì theo anh/chị, em nên chuẩn bị những gì ạ.
  • Lưu ý: 3 câu trên chỉ tham khảo thôi bạn nhé để buổi phỏng vấn thành công tốt nhất, trước khi nhân sự HR phỏng vấn hỏi câu này, họ phải cảm nhận được bạn là người làm được việc, có lợi ích và giúp được gì cho cty. Để thể hiện rõ điều này bạn nêu toàn bộ kiến thức hoặc kinh nghiệm về vị trí bạn làm là tốt nhất. 
https://cdn.noron.vn/2022/11/11/tuyen-dung-1668166426.jpg
Nhà tuyển dụng phải cảm nhận được bạn là người làm được việc, có lợi ích và giúp được gì cho cty thì mới có buổi phỏng vấn thành công

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^

Đi phỏng vấn thì đừng lên mạng xem mấy câu hỏi, câu trả lời mẫu rồi nói như học vẹt. Tốt nhất hãy mang theo cuốn sổ, ngồi ghi lại những điều người phỏng vấn nói về công ty, lúc ghi lại như thế là mình có dữ liệu để phân tích xem điều gì mình nắm đc, điều gì mình muốn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm rồi từ đó có thể chủ động nghĩ ra câu hỏi muốn hỏi nhà phỏng vấn mà ko cần phải đi đọc mấy câu hỏi mẫu thể hiện ta đây tầm nhìn rộng lớn luôn muốn thăng chức như thế này.
Bạn muốn thể hiện thì cũng cần phải biết công việc đó phù hợp với sức mình và năng lực của mình không đã, đãi ngộ và thái độ công ty có phù hợp với nhu cầu tối thiểu của bản thân ko đã.