Kể về mánh kinh doanh khôn ngoan nhất mà bạn biết?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Từ khóa: 

mánh kinh doanh

,

kinh doanh

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Công ty máy tính Dell từng thuê ngoài một công ty ở Đài Loan cho công đoạn sản xuất bo mạch chủ của họ.

Một ngày nọ, công ty nhỏ ấy đưa ra đề nghị kinh doanh với Dell rằng họ muốn lắp ráp máy tính của hãng này tại Đài Loan. Với Dell, điều này đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận: Họ vẫn sở hữu toàn bộ doanh thu nhưng chi phí sản xuất giảm đi đáng kể. Vì một vài lý do, công ty của Đài Loan có vẻ không quan tâm tới lợi nhuận của họ và sẵn sàng chấp nhận các điều khoản thua thiệt. Các lãnh đạo của Dell cho rằng đó là bởi sự lạc hậu của Á Đông do khu vực này không sở hữu những trường kinh doanh tốt như Đại Học Havard hay các chương trình MBA (Master of Business Administration – Quản Trị Kinh Doanh) đủ tiêu chuẩn để đào tạo ra các doanh nhân giỏi.

Dù sao thì các thỏa thuận đã thành công tốt đẹp. Một ngày nọ, công ty này lại đề nghị được tiếp quản toàn bộ chuỗi cung cứng của Dell. Điều này đối với Dell có nghĩa là chi phí sản xuất sẽ còn giảm mạnh và lợi nhuận sẽ càng tăng lên. Nhận được sự chấp thuận, công ty Đài Loan kia tiếp tục đưa ra lời đề nghị thứ ba: thiết kế máy tính cho Dell. Tuyệt vời! Dell giờ đây có thể dành toàn lực cho việc nâng cao năng lực và chất lượng thương hiệu khi mà mọi công việc khó nhọc và nhàm chán của họ đã được một công ty ở Đài Loan giải quyết hộ.

Một thời gian sau, công ty Đài loan nọ lại quay trở lại Mỹ, lần này thay vì đến trụ sở của Dell như thường lệ, họ đi thẳng đến Best Buy (Tập đoàn điện máy số 1 Hoa Kỳ) để đưa ra lời đề nghị về một sản phẩm máy tính mới với chất lượng ngang ngửa máy tính Dell cùng mức giá thấp hơn rất nhiều.

Tên của công ty đó là ASUS.

Câu chuyện mình được nghe từ giảng viên Quản trị chuỗi cung ứng, bài học đặt ra là đừng đưa toàn quyền kiểm soát các khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp cho người ngoài :D

Trả lời

Công ty máy tính Dell từng thuê ngoài một công ty ở Đài Loan cho công đoạn sản xuất bo mạch chủ của họ.

Một ngày nọ, công ty nhỏ ấy đưa ra đề nghị kinh doanh với Dell rằng họ muốn lắp ráp máy tính của hãng này tại Đài Loan. Với Dell, điều này đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận: Họ vẫn sở hữu toàn bộ doanh thu nhưng chi phí sản xuất giảm đi đáng kể. Vì một vài lý do, công ty của Đài Loan có vẻ không quan tâm tới lợi nhuận của họ và sẵn sàng chấp nhận các điều khoản thua thiệt. Các lãnh đạo của Dell cho rằng đó là bởi sự lạc hậu của Á Đông do khu vực này không sở hữu những trường kinh doanh tốt như Đại Học Havard hay các chương trình MBA (Master of Business Administration – Quản Trị Kinh Doanh) đủ tiêu chuẩn để đào tạo ra các doanh nhân giỏi.

Dù sao thì các thỏa thuận đã thành công tốt đẹp. Một ngày nọ, công ty này lại đề nghị được tiếp quản toàn bộ chuỗi cung cứng của Dell. Điều này đối với Dell có nghĩa là chi phí sản xuất sẽ còn giảm mạnh và lợi nhuận sẽ càng tăng lên. Nhận được sự chấp thuận, công ty Đài Loan kia tiếp tục đưa ra lời đề nghị thứ ba: thiết kế máy tính cho Dell. Tuyệt vời! Dell giờ đây có thể dành toàn lực cho việc nâng cao năng lực và chất lượng thương hiệu khi mà mọi công việc khó nhọc và nhàm chán của họ đã được một công ty ở Đài Loan giải quyết hộ.

Một thời gian sau, công ty Đài loan nọ lại quay trở lại Mỹ, lần này thay vì đến trụ sở của Dell như thường lệ, họ đi thẳng đến Best Buy (Tập đoàn điện máy số 1 Hoa Kỳ) để đưa ra lời đề nghị về một sản phẩm máy tính mới với chất lượng ngang ngửa máy tính Dell cùng mức giá thấp hơn rất nhiều.

Tên của công ty đó là ASUS.

Câu chuyện mình được nghe từ giảng viên Quản trị chuỗi cung ứng, bài học đặt ra là đừng đưa toàn quyền kiểm soát các khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp cho người ngoài :D