Kẻ tổn thương lại đi tổn thương người khác, bạn nghĩ sao?
Tưởng tượng có một đứa chuyên đi bắt nạt, tìm hiểu ra mới biết trong quá khứ nó cũng là nạn nhân của bắt nạt.
Nhiều trường hợp khác (bị bạo hành, bị cắm sừng...) cũng vậy. Bạn nghĩ sao về những người này, đặc biệt nếu bạn là nạn nhân của họ nữa?
tâm sự cuộc sống
Một đứa trẻ phải trải qua bạo lực gia đình, đến trường có khả năng sẽ bắt nạt lại người khác, lớn lên cũng có thể sẽ trở thành kiểu người như ba mẹ nó đã từng.
Một người trải qua một mối tình không mấy êm đẹp, sau khi kết thúc liền muốn trở thành trap girl/trap boy trêu đùa tình cảm của người khác.
Người ta hay truyền tai nhau "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" vô hình trung khiến bao thế hệ phải trải qua thương tổn mà trưởng thành. Mình nghĩ đó là hậu quả tất yếu của việc giáo dục sai cách và một môi trường không lành mạnh. Kiểu người "kẻ tổn thương lại đi làm tổn thương người khác" đã trải qua những đau khổ mà theo họ là tận cùng, họ căm phẫn tại sao mình lại phải chịu những chuyện này và rồi họ lặp lại những hành động ấy với người khác nhằm thỏa mãn tinh thần của bản thân.
Nếu mình là nạn nhân của họ, mình sẽ dứt khoát từ bỏ mối quan hệ này. Mình thương cảm cho quá khứ của họ, nhưng việc khiến người khác bị tổn thương chỉ để vừa lòng, hả dạ là điều vô cùng không nên, thậm chí lệch lạc về đạo đức. Ai cũng có quá khứ, nhưng việc họ nhìn nhận sự việc và lựa chọn phong cách sống như thế nào mới là điều đáng nói.
Hoa Thu Ly
Một đứa trẻ phải trải qua bạo lực gia đình, đến trường có khả năng sẽ bắt nạt lại người khác, lớn lên cũng có thể sẽ trở thành kiểu người như ba mẹ nó đã từng.
Một người trải qua một mối tình không mấy êm đẹp, sau khi kết thúc liền muốn trở thành trap girl/trap boy trêu đùa tình cảm của người khác.
Người ta hay truyền tai nhau "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" vô hình trung khiến bao thế hệ phải trải qua thương tổn mà trưởng thành. Mình nghĩ đó là hậu quả tất yếu của việc giáo dục sai cách và một môi trường không lành mạnh. Kiểu người "kẻ tổn thương lại đi làm tổn thương người khác" đã trải qua những đau khổ mà theo họ là tận cùng, họ căm phẫn tại sao mình lại phải chịu những chuyện này và rồi họ lặp lại những hành động ấy với người khác nhằm thỏa mãn tinh thần của bản thân.
Nếu mình là nạn nhân của họ, mình sẽ dứt khoát từ bỏ mối quan hệ này. Mình thương cảm cho quá khứ của họ, nhưng việc khiến người khác bị tổn thương chỉ để vừa lòng, hả dạ là điều vô cùng không nên, thậm chí lệch lạc về đạo đức. Ai cũng có quá khứ, nhưng việc họ nhìn nhận sự việc và lựa chọn phong cách sống như thế nào mới là điều đáng nói.
Người Nhiều Tâm Trạng
Mình từng đọc được bài thơ thế này:
"Người bị tổn thương đáng buồn thật đấy.
Người bị tổn thương đáng được an ủi và vỗ về.
Người bị tổn thương cũng rất cần một bờ vai."
Tuy nhiên, đôi khi họ lại thật đáng trách. Họ biến vết thương thành con dao sắc bén và cứa vào trái tim người khác. Họ biến nỗi đau thương thành sự hờn oán.
Bạn có thể hình dung dễ dàng hơn. Khi bạn bị ba mẹ mắng, bạn tự nhủ rằng sẽ không bao giờ làm thế với đứa em hoặc con mình nhưng rồi, bạn lại mắng, thậm chí là đánh chúng. Khi bạn bị điểm kém, bị bạn bè bắt nạt trên lớp, bạn cay cú và bất an nên muốn trở thành "kẻ mạnh" để chứng minh bản thân không hề yếu đuối. Khi bạn bị cắm sừng, bạn đau lòng và mất niềm tin vào tình yêu, bạn nghĩ rằng anh ấy cô ấy yêu bạn chỉ để cho vui nên bạn cũng mang cách yêu ấy đến với những người thực sự yêu bạn...
Kẻ tổn thương lại đi tổn thương người khác nghĩa là họ bị người khác làm tổn thương, đau khổ và muốn trút sự đau khổ đó nên người khác cho hả giận. Họ muốn người khác phải nếm trải giác bị tổn thương mà họ đã trải qua. Điều đó làm họ thỏa mãn.
Người tổn thương dùng vết thương lòng của họ để bao biện cho hành động của mình. Họ cho rằng họ đã chịu đủ giày vò nên không muốn để ý thêm về cảm giác của những người xung quanh. Họ cũng thừa hiểu đau khổ khó chịu như thế nào mà lại muốn đẩy sự khó chịu này sang cho người khác. Đó là cách họ trốn chạy chứ không phải đối diện với nỗi đau. Bằng cách này, nỗi đau khổ sẽ không thể nào dừng lại mà cứ như căn bệnh truyền nhiễm lây lan mãi.
Và điều đáng buồn nữa đó là, cả bạn hay mình đều có thể là kẻ tổn thương lại đi tổn thương người khác dù chúng ta biểu hiện nó rõ ràng mạnh mẽ hay hơi gợn trong suy nghĩ. Chúng ta không thể khiến nó mất đi, chỉ có thể làm nó giảm đi từng ngày bằng cách học yêu thương bản thân hơn và học cách thấu hiểu, yêu cả mọi người xung quanh mình.