Kẻ thù của máy bay là ai?
Bình quân mỗi năm có trên 35 vụ "khủng bố", dẫn đến hậu quả là hành khách đi trên máy bay bị thương hoặc máy bay bị hỏng, kẻ "khủng bố" ấy không ai khác chính là... những chú chim!
Cái sự "va vào nhau" giữa máy bay và chim ấy vậy mà khủng khiếp. Người ta nói, theo thống kê, chỉ riêng ở Mỹ thôi, thì "sự va chạm có tính chất phá hoại của chim" ấy đã là một nỗi ám ảnh khó nói nên lời.
Giải thích cho "tai nạn" hy hữu và không ai mong muốn này, khoa học có một lý giải rất hợp tình hợp lý: do hiện nay phần lớn các máy bay đều là máy bay phản lực, động cơ của chúng cần phải hút thật nhiều không khí ở chung quanh mới có thể làm việc được, khi đó, trong lúc máy bay bay, dường như mọi thứ không khí xung quanh máy bay sẽ đều bị "nuốt chửng", và những chú chim đang bay ở gần đó cũng không ngoại lệ. Chúng bị động cơ máy bay hút vào cùng với luồng không khí, gây ra sự va chạm ở tốc độ cao, tạo nên một sức công phá vô cùng lớn; làm cho quá trình làm việc của động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí buộc động cơ phải dừng lại, khiến cho máy bay mất đi động lực tiến lên; kết quả gây nên tai nạn máy bay.
Người ta cũng đã thống kê được, là sự kiện chim bị hút và va chạm với máy bay phản lực hay xảy ra ở Châu á, kế đến là Châu Mỹ, Châu Âu là ít nhất. Và thường chủ yếu chỉ xảy ra khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
Người xưa có câu: "Thiên cao nhiệm điểu phi", ý muốn nói bầu trời bao la vô cùng tận, và loài chim có thể tự do tha hồ bay lượn. Là chúng ta đã xâm phạm bầu trời của chim hay những chú chim đã bay trái phép, không có lệnh bay nhưng vẫn bay vào không phận không dành cho mình?
Ảnh: Internet
Thực hư chuyện này như thế nào? Tại sao những con chim nhỏ xíu kia chỉ có mỗi việc bay trên trời thôi mà cũng là "kẻ thù" của máy bay được? Tại sao loài chim lại thích "gây khó dễ" cho máy bay như vậy?
Cái sự "va vào nhau" giữa máy bay và chim ấy vậy mà khủng khiếp. Người ta nói, theo thống kê, chỉ riêng ở Mỹ thôi, thì "sự va chạm có tính chất phá hoại của chim" ấy đã là một nỗi ám ảnh khó nói nên lời.
Giải thích cho "tai nạn" hy hữu và không ai mong muốn này, khoa học có một lý giải rất hợp tình hợp lý: do hiện nay phần lớn các máy bay đều là máy bay phản lực, động cơ của chúng cần phải hút thật nhiều không khí ở chung quanh mới có thể làm việc được, khi đó, trong lúc máy bay bay, dường như mọi thứ không khí xung quanh máy bay sẽ đều bị "nuốt chửng", và những chú chim đang bay ở gần đó cũng không ngoại lệ. Chúng bị động cơ máy bay hút vào cùng với luồng không khí, gây ra sự va chạm ở tốc độ cao, tạo nên một sức công phá vô cùng lớn; làm cho quá trình làm việc của động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí buộc động cơ phải dừng lại, khiến cho máy bay mất đi động lực tiến lên; kết quả gây nên tai nạn máy bay.
Ảnh
: Internet
Đó là chưa kể còn có nhiều tình huống gây hại khác mà chim có thể gây ra cho máy bay như: va chạm trực tiếp vào vỏ máy bay, hay đơn giản chỉ là bọn chim... phá cửa sổ chui vào máy bay, va vào người lái,...
Người ta cũng đã thống kê được, là sự kiện chim bị hút và va chạm với máy bay phản lực hay xảy ra ở Châu á, kế đến là Châu Mỹ, Châu Âu là ít nhất. Và thường chủ yếu chỉ xảy ra khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
Người xưa có câu: "Thiên cao nhiệm điểu phi", ý muốn nói bầu trời bao la vô cùng tận, và loài chim có thể tự do tha hồ bay lượn. Là chúng ta đã xâm phạm bầu trời của chim hay những chú chim đã bay trái phép, không có lệnh bay nhưng vẫn bay vào không phận không dành cho mình?
tai nạn máy bay
,an toàn bay
,kẻ thù máy bay
,khoa học
Đây là chuyện có thật. Trong 1 lần mình ngồi máy bay ra Đà Nẵng, một bé chim xấu số đập thẳng vào cánh máy bay
Nội dung liên quan
Trần Tiến Công
Đây là chuyện có thật. Trong 1 lần mình ngồi máy bay ra Đà Nẵng, một bé chim xấu số đập thẳng vào cánh máy bay
Nguyễn Hoàng Duy
Cho hỏi cái mũi tên chĩa lên xuống là j vậy