Kể tên 15 cảng nước sâu trên thế giới?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Cảng Cam Ranh 
- Quốc gia: Việt Nam
- Vị trí: Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Biển Đông
- Tọa độ: 11°54'4"N/109°9'54"E2.
2. Cảng Darwin ( Đác-uyn)
- Quốc gia: Australia
-Vị trí: Phía Bắc của Autralia, thuộc biển Thái Bình DươngTọa độ: 12°27′0″S/130°50′0″E3.
3. Cảng Subic ( Su- bíc)
-Quốc gia: Philipines-Vị trí: Phía Tây Nam đảo Luzon, thuộc biển Đông Tọa độ: 14º 47' 28' N/120º 18' 20' E4.
4. Cảng Amsterdam( Am-xtếc-dam)
-Quốc gia: Hà Lan-Vị trí: Phía Tây Bắc của Hà Lan, thuộc Biển Bắc-Tọa độ: 52º 22' 31' N/4º 54' 14' E5.
5. Cảng Norfolk( No-phóc)
-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Đông Nam bang Virginia, tại bán đảo Sewell Points của thành phố Norfolk, thuộc biển Đại Tây Dương
-Tọa độ: 36º 51' 9' N/-76º -20' -14' W6.
6. Cảng Pearl Harbor-Hickam( Trân Châu Cảng)
-Quốc gia:Mỹ
-Vị trí: Đảo Honululu, thuộc biển Thái Bình Dương
-Thông tin chi tiết: Với diện tích lên tới 11.207 hécta, căn cứ đóng vai tò cực kì quan trọng trong bố phòng của Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, là hậu cứ của các hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm, bên cạnh nhiệm vụ “bao vùng” các hoạt động tác chiến không quân tại Thái Bình Dương và Châu Á. Hiện nay, Trân Châu Cảng là nhà của 11 tàu mặt nước, 19 tàu ngầm và các loại máy bay vận tải C-17 Globemaster III, tiếp dầu KC-135 Stratotanker hay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.-Tọa độ: 21º 19' 0' N/-158º -7' 0' W7.
7. Cảng Jacksonville
-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Nằm ở phía Đông Nam nước Mỹ, thuộc bang Florida, biển Đại Tây Dương.
-Thông tin chi tiết: Căn cứ được thành lập năm 1940 tại bang Floria, trải dài trên diện tích 1.376 hécta với hơn 53.500 người sống trong căn cứ và là căn cứ hải quân lớn thứ 3 nước MỹTọa độ: 30º 19' 29' N/-81º -37' -45' W8.
8. Cảng San Diego (San Đi-ê-gô)
-Quốc gia: Mỹ-Vị trí: Phía Tây nam nước Mỹ, bang California, Biển Thái Bình Dương
-Thông tin chi tiết: Quân đội Mỹ đã thành lập căn cứ tàu khu trục tại thành phố San Diego vào năm 1922, sau đó căn cứ được đổi tên thành căn cứ sửa chữa trong chiến tranh Thế giới thứ 2 và sửa chữa, bảo dưỡng cho 5.117 con tàu từ năm 1943 đến 1945. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) căn cứ tiếp tục được mở rộng với diện tích hơn 800 hécta. Đây là căn cứ hải quân lớn thứ 4 của Mỹ.
-Tọa độ: 32º 41' 22' N/-117º -6' -41' W9.
9. Cảng Kitsap-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Phía Đông Nam nước Mỹ, biển Đại Tây Dương
-Thông tin chi tiết: Căn cứ này có khoảng 45.000 người sống tại đây, biến nó lớn thứ 6 về qui mô dân số trong các căn cứ Hải quân Mỹ. Đây là căn cứ chủ yếu cho tàu mặt nước và tàu ngầm, nó được thành lập từ việc hợp nhất căn cứ tàu ngầm Bangor và Bremerton năm 2004.
-Tọa độ: 47°33'40"N/122°38'43"W10.
10. Cảng Victoria ( Vic-to-ri-a)
-Quốc gia: Hồng Kông( Trung Quốc)
-Vị trí: Nằm giữa bán đảo Cửu Long và Hồng Kông, thuộc biển Đông
-Thông tin chi tiết: Cảng có diện tích 41,88 km2 và được đặt tên theo nữ hoàng Victoria của nước Anh.
11. Cảng Rotterdam (Rốt-téc-đam)
-Quốc gia: Hà Lan -Vị trí: nằm ở thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, giáp biển Bắc
-Thông tin chi tiết: Là cảng lớn nhất châu Âu, diện tích 105 km2 và có một vị trí hết sức quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa qua các nước châu Âu.
12. Cảng Shanghai( Thượng Hải)
-Quốc gia: Trung Quốc-Vị trí: Thành phố Thượng Hải, thuộc Biển Hoa Đông
-Thông tin chi tiết: Có diện tích 3,619.6 km² và là cảng container nhộn nhịp nhất thế giới xếp trên Singapore và Rotterdam.
-Tọa độ: 31º 24' 0' N/121º 29' 49' E
13.Cảng Gwadar ( Gu-a-đa)
-Quốc gia: Pakistan
-Vị trí: Nằm ở phía Nam của Pakistan, thuộc biển Ấn Độ Dương
-Tọa độ: 25.13 N/62.33 E
14. Cảng Vân phong 
-Quốc gia: Việt Nam
-Vị trí: Nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Biển Đông
-Thông tin chi tiết: Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế (tuyến châu Âu-bắc Á, châu Úc-đông Bắc Á, tuyến Vân Phong-Manila-Panama hoặc tuyến San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Ngoài ra, từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore.
-Tọa độ: 12º 38' 43' N/109º 11' 27' E
15. Cảng Sevatopol
-Quốc gia: Nga-Vị trí: Thuộc phía tây Nam bán đảo Krym, thuộc Biển Đen
-Thông tin chi tiết: Là căn cứ hải quân thuộc hạm đội Biển Đen của Nga, trước đây thuộc về Liên Xô và sau khi Liên Xô tan rã thì trao trả cho Ukraina, sau sự kiện Krym năm 2014 lại quay trở về Nga.
-Tọa độ: 44° 36′ 0″ N/33° 31′ 48″ E

Phần 2:

Trong số các cảng nước sâu đã nêu trên, tôi sẽ đi sâu tập trung phân tích những đặc điểm và lợi thế chiến lược của cảng Subic đối với Philipines và tình hình tranh chấp hiện nay của các nước tại Biển Đông, một vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay.
Về địa hình, vịnh Subic ăn sâu vào đường bờ phía tây nam đảo Luzon của Philippines theo trục bắc-nam khoảng 8 hải lí (15 km) và có chiều rộng khoảng 3,5 hải lí (6,5 km). Về phía biển, vịnh được giới hạn bởi mũi Sampaloc và mũi Mayagao cách nhau gần 6 hải lí (11 km) theo trục bắc đông bắc-nam tây nam. Đường bờ biển phía tây của vịnh tương đối thẳng, định hình rõ với địa hình cao ở phía sau trong khi đường bờ phía đông thì thấp. Subic là một cảng nước sâu được nhiều ngọn núi có rừng nhiệt đới che chở. Độ sâu của vịnh giảm dần từ 60 m (cửa vịnh) đến 13,7 m (gần đầu vịnh). Từ tháng 10 đến tháng 4, vịnh chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với tốc độ gió trong ngày từ 7,7 đến 10,3 m/s.
Đảo Grande chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt, trong đó chỉ có luồng phía tây đảo là dành cho tàu thuyền lưu thông. Với địa hình như vậy vịnh Subic cho phép mọi loại tàu mặt nước kể cả tàu sân bay cũng như tàu ngầm có thể neo đậu. Bên cạnh đó, xét trên tổng quan, Subic nằm ở trung tâm biển Thái Bình Dương, hướng mặt trực tiếp về Biển Đông, khá gần với vị trí tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và bãi cạn Hoàng Nham( khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philipines), có thể kiểm soát được đường lối giao thương hàng hóa rất lớn trên thế giới là đường giao thương từ khu vực Trung đông( Dầu mỏ) qua Ấn Độ Dương, qua eo biển Ma-lắc-ca tiến vào Biển Đông trước khi đến các nước Đông Bắc Á( Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).
Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông, chính vì vậy kiểm soát Biển Đông về mặt quân sự, mà cụ thể là thông qua là những cảng nước sâu quân sự lớn như Subic, Cam Ranh,.. là chìa khóa cơ bản để tiến hành chiến lược bành trướng trong khu vực và trên thế giới của Trung Quốc. Đây chính là những biểu hiện cơ bản của việc ứng dụng học thuyết sức mạnh biển của Mahan, về tầm quan trọng của những cảng nước sâu đối với chiến lược tấn công và phòng thủ của các nước( tương tự như trường hợp của Bỉ vào thế kỷ 18, sau khi Hà Lan’’khóa’’ cảng Anvers bằng việc xây dựng cảng Rotterdam, Bỉ đã mất đi vị thế cường quốc biển của mình).
Thực tế cũng đã chứng minh cho vị trí và giá trị chiến lược của cảng Subic đã được các quốc gia nhìn nhận và tận dụng rất sớm trong lịch sử. Từ hải quân Tây Ban Nha những năm cuối thế kỷ 19 đến hải quân Mỹ trong thế kỷ 20 đều đã chọn Subic làm căn cứ đồn trú hải quân lớn và cho xây dựng nơi đây thành một quân cảng lớn, đủ sức chứa hàng chục chiến hạm sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ trở thành trạm hậu cần kỹ thuật cho Hạm đội 7. Từ con số trung bình 98 chuyến tàu ghé thăm cảng mỗi tháng trong năm 1964 vượt lên đến con số trung bình 215 chuyến vào năm 1967, với khoảng 30 tàu luôn có mặt ở cảng bất cứ thời điểm nào.
Một con số kỷ lục được lập là vào tháng 10 năm 1968 có đến 47 tàu trong cảng, biến Subic trở thành căn cứ hậu cần vững chắc cho Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, với những tranh chấp đang dần nóng lên trên Biển Đông, vị thế của Subic một lần nữa được nổi lên cùng với Cam Ranh ( Việt Nam), Darwin( Australia), Du Lâm( Căn cứ Trung Quốc trên đảo Hải Nam) trở thành những cảng hải quân chiến lược để triển khai lực lượng của các nước trong quá trình tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi của mình, Subic vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định do yếu tố điều kiện tự nhiên, đặc biệt khi so sánh với đối trọng trực tiếp của nó là cảng Cam Ranh, đó là:
- Subic không được có được một bán đảo che chắn như Cam Ranh, lại nằm trên khu vực thường xuyên hứng chịu bão như đảo Luzon nên gặp rất nhiều hạn chế về điều kiện trú ẩn của tàu thuyền và cho các hoạt động hỗ trợ của không quân
- Do bị đảo Grande chia cắt nên đường vào vịnh bị hạn chế và địa hình rừng núi rậm rạp trên đảo gây ra những khó khăn nhất định cho việc triển khai xây dựng các căn cứ hải quân.
Trả lời
1. Cảng Cam Ranh 
- Quốc gia: Việt Nam
- Vị trí: Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Biển Đông
- Tọa độ: 11°54'4"N/109°9'54"E2.
2. Cảng Darwin ( Đác-uyn)
- Quốc gia: Australia
-Vị trí: Phía Bắc của Autralia, thuộc biển Thái Bình DươngTọa độ: 12°27′0″S/130°50′0″E3.
3. Cảng Subic ( Su- bíc)
-Quốc gia: Philipines-Vị trí: Phía Tây Nam đảo Luzon, thuộc biển Đông Tọa độ: 14º 47' 28' N/120º 18' 20' E4.
4. Cảng Amsterdam( Am-xtếc-dam)
-Quốc gia: Hà Lan-Vị trí: Phía Tây Bắc của Hà Lan, thuộc Biển Bắc-Tọa độ: 52º 22' 31' N/4º 54' 14' E5.
5. Cảng Norfolk( No-phóc)
-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Đông Nam bang Virginia, tại bán đảo Sewell Points của thành phố Norfolk, thuộc biển Đại Tây Dương
-Tọa độ: 36º 51' 9' N/-76º -20' -14' W6.
6. Cảng Pearl Harbor-Hickam( Trân Châu Cảng)
-Quốc gia:Mỹ
-Vị trí: Đảo Honululu, thuộc biển Thái Bình Dương
-Thông tin chi tiết: Với diện tích lên tới 11.207 hécta, căn cứ đóng vai tò cực kì quan trọng trong bố phòng của Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, là hậu cứ của các hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm, bên cạnh nhiệm vụ “bao vùng” các hoạt động tác chiến không quân tại Thái Bình Dương và Châu Á. Hiện nay, Trân Châu Cảng là nhà của 11 tàu mặt nước, 19 tàu ngầm và các loại máy bay vận tải C-17 Globemaster III, tiếp dầu KC-135 Stratotanker hay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.-Tọa độ: 21º 19' 0' N/-158º -7' 0' W7.
7. Cảng Jacksonville
-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Nằm ở phía Đông Nam nước Mỹ, thuộc bang Florida, biển Đại Tây Dương.
-Thông tin chi tiết: Căn cứ được thành lập năm 1940 tại bang Floria, trải dài trên diện tích 1.376 hécta với hơn 53.500 người sống trong căn cứ và là căn cứ hải quân lớn thứ 3 nước MỹTọa độ: 30º 19' 29' N/-81º -37' -45' W8.
8. Cảng San Diego (San Đi-ê-gô)
-Quốc gia: Mỹ-Vị trí: Phía Tây nam nước Mỹ, bang California, Biển Thái Bình Dương
-Thông tin chi tiết: Quân đội Mỹ đã thành lập căn cứ tàu khu trục tại thành phố San Diego vào năm 1922, sau đó căn cứ được đổi tên thành căn cứ sửa chữa trong chiến tranh Thế giới thứ 2 và sửa chữa, bảo dưỡng cho 5.117 con tàu từ năm 1943 đến 1945. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) căn cứ tiếp tục được mở rộng với diện tích hơn 800 hécta. Đây là căn cứ hải quân lớn thứ 4 của Mỹ.
-Tọa độ: 32º 41' 22' N/-117º -6' -41' W9.
9. Cảng Kitsap-Quốc gia: Mỹ
-Vị trí: Phía Đông Nam nước Mỹ, biển Đại Tây Dương
-Thông tin chi tiết: Căn cứ này có khoảng 45.000 người sống tại đây, biến nó lớn thứ 6 về qui mô dân số trong các căn cứ Hải quân Mỹ. Đây là căn cứ chủ yếu cho tàu mặt nước và tàu ngầm, nó được thành lập từ việc hợp nhất căn cứ tàu ngầm Bangor và Bremerton năm 2004.
-Tọa độ: 47°33'40"N/122°38'43"W10.
10. Cảng Victoria ( Vic-to-ri-a)
-Quốc gia: Hồng Kông( Trung Quốc)
-Vị trí: Nằm giữa bán đảo Cửu Long và Hồng Kông, thuộc biển Đông
-Thông tin chi tiết: Cảng có diện tích 41,88 km2 và được đặt tên theo nữ hoàng Victoria của nước Anh.
11. Cảng Rotterdam (Rốt-téc-đam)
-Quốc gia: Hà Lan -Vị trí: nằm ở thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, giáp biển Bắc
-Thông tin chi tiết: Là cảng lớn nhất châu Âu, diện tích 105 km2 và có một vị trí hết sức quan trọng đối với việc lưu thông hàng hóa qua các nước châu Âu.
12. Cảng Shanghai( Thượng Hải)
-Quốc gia: Trung Quốc-Vị trí: Thành phố Thượng Hải, thuộc Biển Hoa Đông
-Thông tin chi tiết: Có diện tích 3,619.6 km² và là cảng container nhộn nhịp nhất thế giới xếp trên Singapore và Rotterdam.
-Tọa độ: 31º 24' 0' N/121º 29' 49' E
13.Cảng Gwadar ( Gu-a-đa)
-Quốc gia: Pakistan
-Vị trí: Nằm ở phía Nam của Pakistan, thuộc biển Ấn Độ Dương
-Tọa độ: 25.13 N/62.33 E
14. Cảng Vân phong 
-Quốc gia: Việt Nam
-Vị trí: Nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Biển Đông
-Thông tin chi tiết: Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế (tuyến châu Âu-bắc Á, châu Úc-đông Bắc Á, tuyến Vân Phong-Manila-Panama hoặc tuyến San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Ngoài ra, từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore.
-Tọa độ: 12º 38' 43' N/109º 11' 27' E
15. Cảng Sevatopol
-Quốc gia: Nga-Vị trí: Thuộc phía tây Nam bán đảo Krym, thuộc Biển Đen
-Thông tin chi tiết: Là căn cứ hải quân thuộc hạm đội Biển Đen của Nga, trước đây thuộc về Liên Xô và sau khi Liên Xô tan rã thì trao trả cho Ukraina, sau sự kiện Krym năm 2014 lại quay trở về Nga.
-Tọa độ: 44° 36′ 0″ N/33° 31′ 48″ E

Phần 2:

Trong số các cảng nước sâu đã nêu trên, tôi sẽ đi sâu tập trung phân tích những đặc điểm và lợi thế chiến lược của cảng Subic đối với Philipines và tình hình tranh chấp hiện nay của các nước tại Biển Đông, một vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay.
Về địa hình, vịnh Subic ăn sâu vào đường bờ phía tây nam đảo Luzon của Philippines theo trục bắc-nam khoảng 8 hải lí (15 km) và có chiều rộng khoảng 3,5 hải lí (6,5 km). Về phía biển, vịnh được giới hạn bởi mũi Sampaloc và mũi Mayagao cách nhau gần 6 hải lí (11 km) theo trục bắc đông bắc-nam tây nam. Đường bờ biển phía tây của vịnh tương đối thẳng, định hình rõ với địa hình cao ở phía sau trong khi đường bờ phía đông thì thấp. Subic là một cảng nước sâu được nhiều ngọn núi có rừng nhiệt đới che chở. Độ sâu của vịnh giảm dần từ 60 m (cửa vịnh) đến 13,7 m (gần đầu vịnh). Từ tháng 10 đến tháng 4, vịnh chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với tốc độ gió trong ngày từ 7,7 đến 10,3 m/s.
Đảo Grande chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt, trong đó chỉ có luồng phía tây đảo là dành cho tàu thuyền lưu thông. Với địa hình như vậy vịnh Subic cho phép mọi loại tàu mặt nước kể cả tàu sân bay cũng như tàu ngầm có thể neo đậu. Bên cạnh đó, xét trên tổng quan, Subic nằm ở trung tâm biển Thái Bình Dương, hướng mặt trực tiếp về Biển Đông, khá gần với vị trí tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và bãi cạn Hoàng Nham( khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philipines), có thể kiểm soát được đường lối giao thương hàng hóa rất lớn trên thế giới là đường giao thương từ khu vực Trung đông( Dầu mỏ) qua Ấn Độ Dương, qua eo biển Ma-lắc-ca tiến vào Biển Đông trước khi đến các nước Đông Bắc Á( Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).
Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông, chính vì vậy kiểm soát Biển Đông về mặt quân sự, mà cụ thể là thông qua là những cảng nước sâu quân sự lớn như Subic, Cam Ranh,.. là chìa khóa cơ bản để tiến hành chiến lược bành trướng trong khu vực và trên thế giới của Trung Quốc. Đây chính là những biểu hiện cơ bản của việc ứng dụng học thuyết sức mạnh biển của Mahan, về tầm quan trọng của những cảng nước sâu đối với chiến lược tấn công và phòng thủ của các nước( tương tự như trường hợp của Bỉ vào thế kỷ 18, sau khi Hà Lan’’khóa’’ cảng Anvers bằng việc xây dựng cảng Rotterdam, Bỉ đã mất đi vị thế cường quốc biển của mình).
Thực tế cũng đã chứng minh cho vị trí và giá trị chiến lược của cảng Subic đã được các quốc gia nhìn nhận và tận dụng rất sớm trong lịch sử. Từ hải quân Tây Ban Nha những năm cuối thế kỷ 19 đến hải quân Mỹ trong thế kỷ 20 đều đã chọn Subic làm căn cứ đồn trú hải quân lớn và cho xây dựng nơi đây thành một quân cảng lớn, đủ sức chứa hàng chục chiến hạm sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ trở thành trạm hậu cần kỹ thuật cho Hạm đội 7. Từ con số trung bình 98 chuyến tàu ghé thăm cảng mỗi tháng trong năm 1964 vượt lên đến con số trung bình 215 chuyến vào năm 1967, với khoảng 30 tàu luôn có mặt ở cảng bất cứ thời điểm nào.
Một con số kỷ lục được lập là vào tháng 10 năm 1968 có đến 47 tàu trong cảng, biến Subic trở thành căn cứ hậu cần vững chắc cho Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, với những tranh chấp đang dần nóng lên trên Biển Đông, vị thế của Subic một lần nữa được nổi lên cùng với Cam Ranh ( Việt Nam), Darwin( Australia), Du Lâm( Căn cứ Trung Quốc trên đảo Hải Nam) trở thành những cảng hải quân chiến lược để triển khai lực lượng của các nước trong quá trình tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi của mình, Subic vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định do yếu tố điều kiện tự nhiên, đặc biệt khi so sánh với đối trọng trực tiếp của nó là cảng Cam Ranh, đó là:
- Subic không được có được một bán đảo che chắn như Cam Ranh, lại nằm trên khu vực thường xuyên hứng chịu bão như đảo Luzon nên gặp rất nhiều hạn chế về điều kiện trú ẩn của tàu thuyền và cho các hoạt động hỗ trợ của không quân
- Do bị đảo Grande chia cắt nên đường vào vịnh bị hạn chế và địa hình rừng núi rậm rạp trên đảo gây ra những khó khăn nhất định cho việc triển khai xây dựng các căn cứ hải quân.