Kẻ 8 lạng, người nửa cân: Tại sao 0,5kg bằng 8 lạng?
Mặc dù đôi khi mình cũng dùng câu thành ngữ này, nhưng đôi khi vẫn không hiểu tại sao 0.5 kg lại bằng 8 lạng?
hỏi xoáy đáp hay
Lạng với cân hiện nay bị thay đổi ý nghĩa và giá trị thành 100g (lạng) và 1kg (cân) trong hệ SI mà chúng ta đang dùng. Câu nói dân gian: "kẻ 8 lạng người nửa cân" là câu có từ xưa, lúc cân, lạng còn ở nghĩa và giá trị đúng của nó. Hay nói đơn giản, lạng và cân ở đây là lạng và cân xưa. Và thời xưa thì quy ước theo cân thập lục, là 16 lạng (quy ra hệ SI tương đương 37.8gram/1 lạng) = 1 cân (quy ra hệ SI khoảng 604.5gram). Nên 8 lạng hay nửa cân ở đây chỉ là 302.25gram thôi.
Nội dung liên quan
Nguyễn Quang Vinh
Lê Tú
Chúng ta đều biết rằng, hệ thống đo lường quốc tế quy định:
1 cân (1kg) = 10 lạng (100g = 0,1kg)
Vì vậy, việc 8 lạng bằng 0,5kg là điều không thể. Không lẽ các cụ ngày xưa nhầm mất rồi.
Trên thực tế, câu thành ngữ “Kẻ 8 lạng, người nửa cân” không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, cụ thể là đơn vị đo khối lượng quốc tế mà áp dụng với loại cân tiểu ly thời xưa - hay còn gọi là "cân ta".
Cân tiểu ly là loại cân đo được khối lượng tối nhỏ từ 0.01g, 1g tới vài kg, thường được người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Loại cân tiểu ly thời xưa được quy ước rằng, 16 lạng mới bằng 1 cân. Nghĩa là 1 lạng của cân tiểu ly xưa sẽ tương đương 37,8g, và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.
Câu thành ngữ trên thường được sử dụng khi so sánh lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu nào đó. Có đôi khi, người ta còn sử dụng nó để nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên.