Kala Namak - GIống gạo từ thời Đức Phật
Kala Namak là một trong những loại gạo có mùi thơm chất lượng nhất của Ấn Độ. Tên của nó bắt nguồn từ vỏ đen (kala = đen; và ‘namak’ có nghĩa là muối). Giống gạo này đã được trồng từ thời Đức Phật (600 trước Công nguyên). Nó khá phổ biến ở Himalayan Tarai của miền đông Uttar Pradesh, Ấn Độ, và còn được gọi là ngọc trai đen bởi có mùi thơm rất đặc biệt. Nó cũng đã được giới thiệu trong cuốn sách 'Các loại đặc sản của thế giới' của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, ngày nay, diện tích gieo trồng giống gạo này giảm mạnh khiến nó gần như tuyệt chủng, vì nhiều lý do, một trong số đó là sự bùng phát dịch bệnh đạo ôn Panicle trong hai năm liên tiếp: 1998 và 1999. Thêm vào đó, giống lúa này cho năng suất thấp khi 6,7 tháng mới thu hoạch được một lần.
Thầy Huyền Trang - một nhà sư nổi tiếng của Trung Quốc đã viết: Đức Phật về thăm Kapilvastu lần đầu tiên sau khi Ngài đạt được ‘giác ngộ’. Khi đi qua khu rừng rậm Bajha, Ngài đã bị người dân chặn lại ở làng Mathla. Dân làng đòi Đức Phật ban cho họ “ lễ vật quý ”. Ngài đã lấy giống gạo này đưa cho dân chúng, bảo họ gieo xuống một nơi đầm lầy. Giống gạo được trồng “sẽ có mùi thơm đặc trưng khiến mọi người luôn nhớ đến tôi,” Ngài nói. Kể từ đó, rừng Bajha đã biến mất và ngôi làng Bajha gần Kapilvastu đã mọc lên. Kala Namak nếu đem gieo trồng ở nơi khác sẽ mất đi mùi thơm và chất lượng vốn có của nó...
(Diệu Đức Tâm lược dịch)