Infographic - 11 điều người quản lý không nên nói với nhân viên

  1. Kỹ năng mềm

“Tài năng lớn, trách nhiệm lớn”. Trong sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có bóng dáng người lãnh đạo. Thế nhưng để trở thành một quản lý xuất sắc không phải là điều dễ dàng, khi phải cùng lúc chịu trách nhiệm về tiến độ công việc của bản thân cũng như của người khác. Họ thường mắc sai lầm trong việc giao tiếp với nhân viên mà không nhận ra điều đó, dẫn đến việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấp dưới của mình.

61982022_445920182861502_1709218021110710272_n

Những quản lý thường xem nhẹ việc ứng xử với nhân viên, góp phần gây mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với cấp dưới của mình. Tuy nhiên, những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại có thể gây ảnh hưởng đến cả một tập thể doanh nghiệp.

11-things-managers-should-never-say

Để phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách bền vững, những nhà quản lý nên thay đổi cách giao tiếp với nhân viên, bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi và đưa ra những góp ý mang tính xây dựng. Dưới đây là những lỗi thường gặp ở ban lãnh đạo trong việc giao tiếp với cấp dưới của mình.

Những sai lầm điển hình

Bao quát lại nội dung của Infographic trên, có ba mục chính cần nắm:

Không biết lắng nghe

Việc ngay lập tức bác bỏ ý kiến của nhân viên, ví dụ như: “Đừng lãng phí thời gian nữa, chúng ta đã làm thử trước đó rồi”, hay: “Dẹp hết vấn đề cá nhân của bạn qua một bên đi” gửi đi một thông điệp rằng nhân viên không được coi trọng, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả nhóm.

Hãy quan tâm, lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn. Tích cực đặt câu hỏi: “Bạn đang gặp vấn đề gì à? Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn rất nhiều trong mắt cấp dưới.

Chỉ trích, đe dọa nhân viên

Các quản lý thường nghĩ việc đưa ra mệnh lệnh cho cấp dưới là cần thiết để tạo tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng những mệnh lệnh như: “Chúng ta không được phép thất bại” hay chỉ trích nhân viên: “Tôi không trả tiền để mọi người ngồi không đâu”, họ sẽ có xu hướng phòng thủ khi không dám nêu lên những ý tưởng mới, dập tắt sự sáng tạo, kìm hãm sự đổi mới của công ty.

Thay vì chỉ trích hay đe dọa, hãy hỏi nhân viên của mình đưa ra những đề xuất khác trong trường hợp ý tưởng trước đó không hiệu quả. Sẽ tốt hơn khi bạn chủ động hỏi “Bạn còn đề xuất nào hay hơn không?”, nhằm tăng cơ hội nhận được những ý kiến tốt hơn, cũng như tạo cơ hội để cấp dưới được thể hiện bản thân.

Phản hồi hời hợt

Có thể bạn cũng nhận ra, những câu nói như: “Bạn làm tốt lắm”, “Cứ tiếp tục làm việc đi” dù mang tính khích lệ động viên, nhưng nó cũng phản ánh lên sự thiếu tương tác giữa sếp với nhân viên. Không phải tất cả mọi người ai cũng hài lòng với tiến độ công việc của mình, việc “vơ đũa cả nắm” sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công ty.

Nhân viên cần những phản hồi cụ thể để phát triển, nếu bạn là một lãnh đạo, nên cân nhắc tổ chức những cuộc gặp trực tiếp, những buổi hội thảo, nơi các thành viên trong nhóm có thể thoải mái nêu quan điểm của mình. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sếp và nhân viên sẽ làm tăng sự tín nhiệm của họ với cấp trên của mình.

Từ khóa: 

quản lý

,

lãnh đạo

,

giao tiếp

,

kỹ năng giao tiếp

,

kỹ năng mềm