"Huyền thoại" về những người Hoa Hạ "cần lao dũng cảm" ra đi "khai hóa văn minh" cho những "giống dân man rợ" và "thương tình" ở lại cai trị những xứ man di đó?

  1. Lịch sử

+ Triệu Đà (257 TCN - 137 TCN). Đà vốn là 1 viên quan chỉ huy quân đội theo lệnh của Tần Thủy Hoàng đi đánh chiếm đất Bách Việt. Cai quản vùng đất đai rộng lớn miền nam đã làm nảy sinh lòng tham, Triệu Đà đại nghịch bất đạo, tách ra cát cứ, xưng Đế và lập nên nước Nam Việt. Triệu Đà đã sát nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt bằng cách đánh chiếm hoặc dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh địa phương Tây Âu Lạc...

Sau con cháu Triệu Đà vẫn ngoan cố chống lại cố hương quê cha đất tổ nên Nam Việt bị nhà Hán trừng phạt tiêu diệt.

+ Vệ Mãn: là một người nước Yên sang lưu vong tại Cổ Triều Tiên. Sau khi nhà Hán được thành lập, đã có một khoảng thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa chính trị, và dân cư tìm cách lánh nạn về phía đông. Vệ Mãn được cho là nằm trong số những người này, ông được ghi chép rằng đã dẫn theo trên 1 nghìn người và họ ăn vận theo phong tục Triều Tiên, tóc của ông được gắn các lông chim khác nhau đến Cổ Triều Tiên. Ban đầu ông được Chuẩn Vương cử đến củng cố biên giới tây bắc, tuy nhiên bằng cách củng cố sức mạnh trong cộng đồng người Yên tị nạn, Vệ Mãn đã chiếm lấy ngai vàng và xưng vương (194~180 TCN). Chuẩn Vương được cho là đã sang tị nạn tại Thìn Quốc. Vệ Mãn vẫn duy trì kinh đô tại Vương Hiểm Thành (왕검성, 王險城, Wanggeom-seong, nói chung được xác định là tại Bình Nhưỡng ngày nay).Khi nhà Hán chưa hoàn toàn ổn đinh, Tổng đốc Liêu Đông đã nhận Vệ Mãn là thần dân ngoại biên, đưa ra điều kiện rằng ông không được ngăn cản cư dân bản địa đi vào đế quốc. Việc bổ nhiệm diễn ra vào năm 191 hoặc 192 TCN. Có sức mạnh quân sự cao hơn, Vệ Mãn Triều Tiên đã có thể chinh phục Chân Phiên quận (진번, 眞番, Jinbeon) và Lâm Đồn quận (임둔, 臨屯, Imdun), mở rộng biên giới của mình. Vương quốc của ông cuối cùng bị Hán Vũ Đế diệt vào năm 108 TCN dưới thời trị vì của cháu trai ông là Hữu Cừ Vương.

+Từ Phúc: Vốn là 1 thầy phù thủy của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính, Phúc được Chính dùng vào việc chế tạo thuốc trường sinh. Phúc đã lừa Chính để lấy được mấy nghìn đồng nam đồng nữ lên 1 đội thuyền đi về biển đông và không trở lại. Nhiều ý kiến cho rằng Phúc đã đến Nhật.Những người ủng hộ học thuyết cho rằng Từ Phúc đã tới Nhật Bản đều công nhận ông như là sự xúc tác cho sự phát triển của xã hội Nhật Bản cổ đại. Văn hóa Jōmon tồn tại ở Nhật Bản cổ đại trong trên 6.000 năm đã đột nhiên biến mất vào khoảng năm 300 TCN. Các kỹ thuật và kiến thức về nông nghiệp mà Từ Phúc đem theo được cho là đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người Nhật cổ đại và người ta cũng tin rằng ông đã đem nhiều loại cây trồng mới cũng như kỹ thuật mới tới Nhật Bản cổ đại. Đối với những thành tựu này là sự ghi nhận công lao của ông trong việc người Nhật thờ cúng ông như là "Thần nông nghiệp", "Thần y tế" và "Thần tơ lụa". Hàng loạt đền thờ và đài tưởng niệm Từ Phúc có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản và ông được cúng tế vào ngày 28 tháng 11 hàng năm.

+Trịnh Thành Công: (2 tháng 8, 1624 - 23 tháng 6, 1662). Công là 1 tên cướp biểm tham gia vào phản Thanh phục Minh ở Trung Quốc nhưng không thành công. Sau đó Công và đồng đảng đã chỉ huy cuộc xâm lược Đài Loan lúc đó đang được Hà Lan khai hóa.

Công cai trị Đài Loan và tổ chức bộ máy giống nhà Minh, gọi là vương quốc Đông Ninh. Công còn có ý định tiến đánh đảo Luzon - Phi Luật Tân đang được Tây Ban Nha khai hóa. Năm 1683, vương quốc Đông Ninh bị rợ Mãn châu tiêu diệt.

Từ khóa: 

lịch sử

Vương quốc Đông Ninh thực sự tồn tại lâu hơn nhà Hồ, rất may mắn là vì cách một eo biển. Khi Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan thì dân số trên đảo là 10 vạn người, thêm 3 vạn của ông ta nữa, thiếu thốn lương thực kinh khủng, vậy mà vẫn lập quốc được. Con trai Trịnh Kinh lại quản lý rất tốt Đài Loan. Thật sự nếu họ Trịnh không mâu thuẫn nội bộ thì có thể cầm cự được lâu hơn, hoàn toàn chống trả được quân Mãn Thanh đổ bộ.

Trả lời

Vương quốc Đông Ninh thực sự tồn tại lâu hơn nhà Hồ, rất may mắn là vì cách một eo biển. Khi Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan thì dân số trên đảo là 10 vạn người, thêm 3 vạn của ông ta nữa, thiếu thốn lương thực kinh khủng, vậy mà vẫn lập quốc được. Con trai Trịnh Kinh lại quản lý rất tốt Đài Loan. Thật sự nếu họ Trịnh không mâu thuẫn nội bộ thì có thể cầm cự được lâu hơn, hoàn toàn chống trả được quân Mãn Thanh đổ bộ.

có lẽ chúng ta cần có 1 cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này họ cũng góp phần không nhỏ vào lịch sử nơi đó