Hướng nội, hướng ngoại là gì?

  1. Tâm lý học

Thật sự mọi người đã hiểu đúng chưa?

Từ khóa: 

tâm lý học

Hướng nội hay hướng ngoại cũng chỉ là một trong những thuyết tâm lý của con người. 

  • Người hướng ngoại thường thích giao tiếp, hòa đồng, hoạt náo và thân thiện. Họ chú ý đến những điều diễn ra bên ngoài hơn là quay vào nội tâm bên trong. Họ có được năng lượng từ giao tiếp xã hội, vì vậy họ sẽ thích được sự chú ý trong đám đông. Lấy cảm hứng khi nói chuyện, làm việc với người khác. Đôi khi, họ sẽ cảm thấy nhàm chán khi ở một mình.
  • Người hướng nội thường tập trung vào đời sống nội tâm, trầm tính và dè dặt. Họ tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn là người hướng ngoại. Họ không giống người hướng ngoại có được năng lượng từ giao tiếp xã hội, người hướng nội phải tiêu tốn năng lượng trong các tình huống xã hội. 
https://cdn.noron.vn/2023/02/06/huong-noi-hay-huong-ngoai23-1675675422.jpg

Giới trẻ bây giờ thường hiểu hướng nội là cái gì cũng hướng vào trong, còn hướng ngoại là buộc phải hướng ra ngoài. Cách hiểu này rất thiển cận tuy nhiên rất phổ biến. Hướng nội bây giờ thậm chí còn được coi như một cái cớ để trốn tránh giao tiếp thông thường hay để biện minh cho một ý muốn, một hành vi nào đó. Còn hướng ngoại đôi khi lại trở thành thực tại mà ai ai cũng trốn tránh, hoặc có cái nhìn dè bỉu vì họ quá năng lượng. Hai khái niệm này dường như càng ngày càng bị đánh tráo lẫn nhau khiến nhiều người hiểu sai hoặc hiểu chưa đủ như khái niệm mình đã nêu ở trên.

Trả lời

Hướng nội hay hướng ngoại cũng chỉ là một trong những thuyết tâm lý của con người. 

  • Người hướng ngoại thường thích giao tiếp, hòa đồng, hoạt náo và thân thiện. Họ chú ý đến những điều diễn ra bên ngoài hơn là quay vào nội tâm bên trong. Họ có được năng lượng từ giao tiếp xã hội, vì vậy họ sẽ thích được sự chú ý trong đám đông. Lấy cảm hứng khi nói chuyện, làm việc với người khác. Đôi khi, họ sẽ cảm thấy nhàm chán khi ở một mình.
  • Người hướng nội thường tập trung vào đời sống nội tâm, trầm tính và dè dặt. Họ tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn là người hướng ngoại. Họ không giống người hướng ngoại có được năng lượng từ giao tiếp xã hội, người hướng nội phải tiêu tốn năng lượng trong các tình huống xã hội. 
https://cdn.noron.vn/2023/02/06/huong-noi-hay-huong-ngoai23-1675675422.jpg

Giới trẻ bây giờ thường hiểu hướng nội là cái gì cũng hướng vào trong, còn hướng ngoại là buộc phải hướng ra ngoài. Cách hiểu này rất thiển cận tuy nhiên rất phổ biến. Hướng nội bây giờ thậm chí còn được coi như một cái cớ để trốn tránh giao tiếp thông thường hay để biện minh cho một ý muốn, một hành vi nào đó. Còn hướng ngoại đôi khi lại trở thành thực tại mà ai ai cũng trốn tránh, hoặc có cái nhìn dè bỉu vì họ quá năng lượng. Hai khái niệm này dường như càng ngày càng bị đánh tráo lẫn nhau khiến nhiều người hiểu sai hoặc hiểu chưa đủ như khái niệm mình đã nêu ở trên.

Các đặc điểm tính cách hướng ngoại và hướng nội là một phương diện quan trọng trong một số lý thuyết về tính cách của con người. 
Hướng ngoại là "những hành động, trạng thái hay thói quen chủ yếu quan tâm tới việc làm vừa lòng những người khác. Họ có xu hướng thích thú khi tương tác, 
giao tiếp
với con người và nói chung là nói nhiều, nhiệt tình, thích giao lưu và quyết đoán. Họ vui khi được tham gia các hoạt động có nhiều người như tiệc tùng, hoạt động cộng đồng, các buổi gặp gỡ giao lưu. Người hướng ngoại thích hợp với các ngành nghề liên quan đến giao tiếp như giảng dạy, luật sư, quản lí kinh doanh, truyền thông... Một người hướng ngoại thích và trở nên tràn đầy sinh lực khi ở trong các nhóm lớn và họ cảm thấy rằng việc ở một mình là nhàm chán và ít thú vị.
Hướng nội là "khuynh hướng chủ yếu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc sống tinh thần của bản thân người đó". Người hướng nộilà người năng lượng có xu hướng mở rộng khi suy nghĩ và cảm thấy ngượng khi phải giao tiếp với những người lạ. Những người hướng nội thường kín đáo và ít nói trong những nhóm đông. Họ thường có niềm vui trong các hoạt động đơn độc như đọc sách, viết lách, âm nhạc, vẽ, mày mò, xem phim, chơi game cùng với một số các hoạt động riêng biệt ngoài trời như câu cá, đi bộ,...
Không nên nhầm người hướng nội với người nhút nhát, người bị "xã hội ruồng bỏ" hoặc thậm chí người mắc bệnh trầm cảm, chỉ đơn giản là họ chọn cuộc sống đơn độc thay vì các hoạt động giao tiếp theo sở thích. Họ là người sống nội tâm và ít khi chia sẻ những cảm xúc của mình với người khác.