How do foreigners learn Vietnamese?
văn hóa
,ngoại ngữ
Tiếng Việt là một ngôn ngữ biệt lập, có số lượng nguyên âm và phụ âm tương đối lớn, đặc biệt là hệ thống thanh điệu tạo nên những nét riêng. Đây cũng là những rào cản tương đối đối với một người nước ngoài khi bắt đầu học tiếng Việt.
Như chúng ta đã biết, ngữ âm tiếng Việt được chia thành 5 hệ thống: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Tuy nhiên, việc phân chia rõ ràng ranh giới của các hệ thống trong một âm tiết là không thực sự cần thiết với những người nước ngoài chủ yếu học tiếng Việt dưới góc độ giao tiếp. Có thể tóm tắt về ba nội dung sau: hệ thống phụ âm, hệ thống nguyên âm và hệ thống thanh điệu. Sau đó lưu ý cho họ những điểm đặc biệt, những điểm khác biệt quan trọng trong từng hệ thống để cuối cùng họ có thể phát âm tiếng Việt tương đối chính xác.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên cần phải giới thiệu cho người học tiếng Việt, cũng như khi chúng ta học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục đích là để người học biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác vậy). Và cũng lưu ý đối với người dạy là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê….)
Khi đã quen với hệ thống chữ và ngữ âm của tiếng Việt sẽ bắt đầu học ghép câu và nói như chúng ta học các ngôn ngữ khác.
Thu Thuỷ
Tiếng Việt là một ngôn ngữ biệt lập, có số lượng nguyên âm và phụ âm tương đối lớn, đặc biệt là hệ thống thanh điệu tạo nên những nét riêng. Đây cũng là những rào cản tương đối đối với một người nước ngoài khi bắt đầu học tiếng Việt.
Như chúng ta đã biết, ngữ âm tiếng Việt được chia thành 5 hệ thống: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Tuy nhiên, việc phân chia rõ ràng ranh giới của các hệ thống trong một âm tiết là không thực sự cần thiết với những người nước ngoài chủ yếu học tiếng Việt dưới góc độ giao tiếp. Có thể tóm tắt về ba nội dung sau: hệ thống phụ âm, hệ thống nguyên âm và hệ thống thanh điệu. Sau đó lưu ý cho họ những điểm đặc biệt, những điểm khác biệt quan trọng trong từng hệ thống để cuối cùng họ có thể phát âm tiếng Việt tương đối chính xác.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên cần phải giới thiệu cho người học tiếng Việt, cũng như khi chúng ta học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục đích là để người học biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác vậy). Và cũng lưu ý đối với người dạy là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê….)
Khi đã quen với hệ thống chữ và ngữ âm của tiếng Việt sẽ bắt đầu học ghép câu và nói như chúng ta học các ngôn ngữ khác.