Hỏi về giá xăng dầu?

  1. Đầu tư & Tài chính

Lúc nãy mình đọc 1 bài viết về giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng tới rổ CPI ,nhưng mình không biết giá xăng dầu này là ntn v ạ,nta đang so sáng giá tăng 5,10% xăng dầu,vậy mức trung bình để so sánh là bao nhiêu,là xăng dầu vs giá bán trong nước hay là xăng dầu vs tỉ giá xăng dầu toàn cầu v ạ,mình ko phải dân về

Screenshot_20220316-222956
Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Trước hết, cần phải hiểu CPI là cái gì. CPI là chỉ số giá tiêu dùng, tức nó là chỉ số tính theo giá tiêu dùng. Giá tiêu dùng có nghĩa là giá mà người dùng cuối phải trả để mua hay sử dụng, mà nó không phải là giá bán buôn (mua xong bán lại) hay giá nhập khẩu. Vì thế, giá xăng trong rổ CPI cũng phải là giá tiêu dùng, tức là giá mà người dân mua để sử dụng trong các phương tiện đi lại. Như vậy, nó chắc chắn phải là giá xăng dầu tại VN (vì người nói đang nói về VN).

Thứ hai, như trong chính bài báo mà bạn chụp hình cũng đề cập, người ta sử dụng xăng dầu cho 3 mục đích: một là người dân sử dụng cho phương tiện đi lại, hai là doanh nghiệp sử dụng cho việc vận chuyển thương mại, và ba là doanh nghiệp sử dụng làm nhiên/nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Cái 3.6% chính là cho mục đích đầu tiên (tiêu dùng) và không tính 2 mục đích còn lại (vận tải và sản xuất).

Và tất nhiên, ý của Bộ Tài chính là "nếu không tính ảnh hưởng giá xăng dầu vào vận tải và sản xuất thì nó ít ảnh hưởng đến lạm phát", tuy nhiên, Bộ Tài chính không có khẳng định nếu tính cả vận tại và sản xuất thì có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát không. Đó cũng là lý do mà bài báo có cái đoạn "chất vấn ngầm" với ý đó: "Chưa kể, giá xăng dầu tăng sẽ tác động..."

Thứ 3, theo quan sát cá nhân, tôi thấy yếu tố chính khiến lạm phát tăng thông thường là xăng dầu, và nó không phải đi theo lối "tiêu dùng" mà theo con đường "sản xuất" và "vận chuyển". Lấy ví dụ, người dân đổ xăng vào xe, rồi ban ngày chạy đưa hàng hoặc chạy Grab, ban đêm về nhà mua đồ đạc cho gia đình. Như vậy 80% lượng xăng của người đó là vào "vận chuyển" mà không phải "tiêu dùng", do đó chỉ có thể tính lượng xăng tiêu dùng của người đó là 20% lượng đã mua. Nhưng thật sự khi xăng tăng giá thì nó ảnh hưởng đến 100% lượng đã mua. Vậy cái mức tăng lên kia ảnh hưởng ở đâu? Chính là ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, sẽ tới một lúc người đó phải tăng phí cung cấp dịch vụ giao nhận của mình thì mới bù vào tiền xăng, như vậy giá tiêu dùng của các dịch vụ mới là thứ bị ảnh hưởng.

Một góc nhìn khác dễ hiểu, là khi xăng tăng giá thì chi phí vận chuyển chắc chắn sẽ tăng theo, khiến các nhà bán lẻ sẽ tăng giá thành các sản phẩm. Mức tăng này trong chỉ số CPI được tính cho các sản phẩm kia, mà không tính vào giá xăng. Như vậy, về nguyên tắc thì lạm phát sẽ lớn hơn nhiều.

Thứ 4, đã lỡ nói đến lạm phát do giá sản phẩm tăng thì cũng nói luôn, là các sản phẩm thường không tăng tỷ lệ với giá xăng mà cao hơn. Ví dụ, xăng tăng 10%, khiến giá sản phẩm cũng phải tăng ít nhất 10%. Giả sử lúc đầu là 18k một tô bún riêu, tăng 10% tức là thành 19.8k, nhưng như vậy thì lẻ số nên người ta làm tròn thành 20k. Mà tăng giá từ 18k đến 20k là 11.1% chứ không phải 10% nữa. Ví dụ khác là tô bún bò Huế 30k, 10% nữa thành 33k mà như vậy không tiện nên người bán tăng thành 35k, tức 16.7%.

Tính tổng lại, chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với giá xăng. Và không phải như cách tính của Bộ Tài chính nói kia đâu.

Chú ý, Bộ Tài chính nói không sai, chỉ là họ chỉ đề cập đến góc nhỏ, còn cái ảnh hưởng lớn thật sự đến CPI thì không đề cập. Không nói thì không có tội, lỗi là ở người nghe hiểu sai thôi.

Trả lời

Trước hết, cần phải hiểu CPI là cái gì. CPI là chỉ số giá tiêu dùng, tức nó là chỉ số tính theo giá tiêu dùng. Giá tiêu dùng có nghĩa là giá mà người dùng cuối phải trả để mua hay sử dụng, mà nó không phải là giá bán buôn (mua xong bán lại) hay giá nhập khẩu. Vì thế, giá xăng trong rổ CPI cũng phải là giá tiêu dùng, tức là giá mà người dân mua để sử dụng trong các phương tiện đi lại. Như vậy, nó chắc chắn phải là giá xăng dầu tại VN (vì người nói đang nói về VN).

Thứ hai, như trong chính bài báo mà bạn chụp hình cũng đề cập, người ta sử dụng xăng dầu cho 3 mục đích: một là người dân sử dụng cho phương tiện đi lại, hai là doanh nghiệp sử dụng cho việc vận chuyển thương mại, và ba là doanh nghiệp sử dụng làm nhiên/nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Cái 3.6% chính là cho mục đích đầu tiên (tiêu dùng) và không tính 2 mục đích còn lại (vận tải và sản xuất).

Và tất nhiên, ý của Bộ Tài chính là "nếu không tính ảnh hưởng giá xăng dầu vào vận tải và sản xuất thì nó ít ảnh hưởng đến lạm phát", tuy nhiên, Bộ Tài chính không có khẳng định nếu tính cả vận tại và sản xuất thì có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát không. Đó cũng là lý do mà bài báo có cái đoạn "chất vấn ngầm" với ý đó: "Chưa kể, giá xăng dầu tăng sẽ tác động..."

Thứ 3, theo quan sát cá nhân, tôi thấy yếu tố chính khiến lạm phát tăng thông thường là xăng dầu, và nó không phải đi theo lối "tiêu dùng" mà theo con đường "sản xuất" và "vận chuyển". Lấy ví dụ, người dân đổ xăng vào xe, rồi ban ngày chạy đưa hàng hoặc chạy Grab, ban đêm về nhà mua đồ đạc cho gia đình. Như vậy 80% lượng xăng của người đó là vào "vận chuyển" mà không phải "tiêu dùng", do đó chỉ có thể tính lượng xăng tiêu dùng của người đó là 20% lượng đã mua. Nhưng thật sự khi xăng tăng giá thì nó ảnh hưởng đến 100% lượng đã mua. Vậy cái mức tăng lên kia ảnh hưởng ở đâu? Chính là ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, sẽ tới một lúc người đó phải tăng phí cung cấp dịch vụ giao nhận của mình thì mới bù vào tiền xăng, như vậy giá tiêu dùng của các dịch vụ mới là thứ bị ảnh hưởng.

Một góc nhìn khác dễ hiểu, là khi xăng tăng giá thì chi phí vận chuyển chắc chắn sẽ tăng theo, khiến các nhà bán lẻ sẽ tăng giá thành các sản phẩm. Mức tăng này trong chỉ số CPI được tính cho các sản phẩm kia, mà không tính vào giá xăng. Như vậy, về nguyên tắc thì lạm phát sẽ lớn hơn nhiều.

Thứ 4, đã lỡ nói đến lạm phát do giá sản phẩm tăng thì cũng nói luôn, là các sản phẩm thường không tăng tỷ lệ với giá xăng mà cao hơn. Ví dụ, xăng tăng 10%, khiến giá sản phẩm cũng phải tăng ít nhất 10%. Giả sử lúc đầu là 18k một tô bún riêu, tăng 10% tức là thành 19.8k, nhưng như vậy thì lẻ số nên người ta làm tròn thành 20k. Mà tăng giá từ 18k đến 20k là 11.1% chứ không phải 10% nữa. Ví dụ khác là tô bún bò Huế 30k, 10% nữa thành 33k mà như vậy không tiện nên người bán tăng thành 35k, tức 16.7%.

Tính tổng lại, chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với giá xăng. Và không phải như cách tính của Bộ Tài chính nói kia đâu.

Chú ý, Bộ Tài chính nói không sai, chỉ là họ chỉ đề cập đến góc nhỏ, còn cái ảnh hưởng lớn thật sự đến CPI thì không đề cập. Không nói thì không có tội, lỗi là ở người nghe hiểu sai thôi.

Theo mình riêng mức tăng giá xăng dầu trong bài này nói riêng ở VN thôi, vì xăng chiếm 3,6% trong rổ hàng hóa, cái này tính theo tỷ trọng ở nước mình nè.