Hội thơ Tao Đàn và vị thế chữ Nôm

  1. Lịch sử

Khi nhắc đến những thành tựu thơ ca của nước ta sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến Hội thơ Tao Đàn.

Hội thơ Tao Đàn được vua Lê Thánh Tông sáng lập vào năm 1495 và đích thân vua làm chủ súy. Ngoài vua ra, còn có thêm 28 vị tiến sĩ và học sĩ giỏi văn chương trong hội. Các vị này tượng trưng cho 28 chòm tinh tú trong thiên văn học phương Đông mà chúng ta hay gọi là Nhị thập bát Tú.

Trong số 28 vi tiến sĩ trong hội nổi bật là hai vị phó súy, đó là:
– Thân Nhân Trung: người với câu nói nổi tiếng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
– Đỗ Nhuận: Đông các đại học sĩ, thượng thư triều đình.


Tuy có dùng cả chữ Hán và Nôm nhưng Hội thơ Tao Đàn đã đưa vị thế chữ Nôm lên tầm cao mới. Từ đây đã có hội thơ Nôm trong cung đình và chữ Nôm đã dần không còn cái mác “nôm na” của nó nữa.

Thành tựu chủ yếu của hội thơ là các bài thơ và tập thơ bằng chữ Nôm và chữ Hán của vua và triều thần trong hội. Riêng nhà vua đã góp số lượng khoảng hơn 300 bài thơ chữ Hán và một tập thơ Nôm. Các tập thơ:

– Hồng Đức Quốc âm thi tập (chữ Nôm Lê Thánh Tông) .

-Quỳnh Uyển cửu ca (Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung biên tập lại theo lệnh của vua).

-Minh lương cẩm tú (chữ Hán, Lê Thánh Tông).

Và còn nhiều bài thơ, tập thơ nữa.

Tuy có nhiều thành tựu, song, hội thơ chỉ tồn tại được đến năm 1497, chỉ vẻn vẻn hơn hai năm, lý do một phần nào đó là do vua Lê Thánh Tông băng hà vào đầu năm 1497.

Thời gian tồn tại không lâu, xong Hội thơ Tao Đàn xứng đáng có một vị trí trang trọng trong văn đàn nước ta.

Tác giả: Robert Nguyen (Công Đoàn)

Từ khóa: 

lịch sử