Hội nghị APEC là gì và Hội nghị APEC năm nay có tầm quan trọng như thế nào đối với nước ta?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

APEC là viết tắt từ tiếng Anh Asia-Pacific Economic Cooperalion, có nghĩa là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương. Hội nghị họp tại Việt Nam lần này theo đồng chí Nguyễn Di Niên (tvww. vnn.vn) sẽ có ý nghĩa rất quan trọng với nước ta, vì đăng cai APEC 2006 là sự thể hiện rõ nét nhất đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong cả năm 2006 sẽ có khoảng 100 Hội nghị/Hội thảo về các vấn đề đang và sẽ triển khai trong APEC được tổ chức ở nhiều địa phương, tỉnh/thành phố của Việt Nam. Đặc biệt là trong Tuần lễ Cấp cao, Việt Nam sẽ đón các nhà lãnh đạo, quan chức và hàng nghìn đại biểu, đại diện báo chí và cộng đồng doanh nghiệp của hai mươi mốt nền kinh tế thành viên đến tham dự Hội nghị. Chúng ta đã xác định đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của đất nước trong năm 2006. Đăng cai APEC là cơ hội để khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, tăng cường giao lưu hợp tác với các thành viên APEC, một trong những diễn đàn thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế quan trọng nhất trên thế giới, chiếm tới 80% thương mại, 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 50% nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Tổ chức tốt các sự kiện của năm APEC 2006 là cách tốt nhất để quảng bá về hình ảnh một Việt Nam năng động, cởi mở, an toàn và hội nhập, mở ra các cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế của đất nước, đặc biệt là ngành kinh tếdu lịch. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để thực hiện tốt vai trò điều hành các tiến trình APEC trong năm, tiếp tục triển khai Lộ trình Busan, đẩy mạnh vòng đàm phán Doha sau Hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 12/2005, họp tác nâng cao năng lực, đàm bảo an ninh con người, thúc đẩy hợp tác về du lịch, đầu tư, công nghệ thông tin..., vừa để lại dấu ấn Việt Nam trong quá trình hợp tác APEC, vừa góp phần thúc đẩy APEC, hướng tới xây dựng một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thương mại và đầu tư tự do, an toàn và minh bạch.
Trả lời
APEC là viết tắt từ tiếng Anh Asia-Pacific Economic Cooperalion, có nghĩa là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương. Hội nghị họp tại Việt Nam lần này theo đồng chí Nguyễn Di Niên (tvww. vnn.vn) sẽ có ý nghĩa rất quan trọng với nước ta, vì đăng cai APEC 2006 là sự thể hiện rõ nét nhất đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong cả năm 2006 sẽ có khoảng 100 Hội nghị/Hội thảo về các vấn đề đang và sẽ triển khai trong APEC được tổ chức ở nhiều địa phương, tỉnh/thành phố của Việt Nam. Đặc biệt là trong Tuần lễ Cấp cao, Việt Nam sẽ đón các nhà lãnh đạo, quan chức và hàng nghìn đại biểu, đại diện báo chí và cộng đồng doanh nghiệp của hai mươi mốt nền kinh tế thành viên đến tham dự Hội nghị. Chúng ta đã xác định đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của đất nước trong năm 2006. Đăng cai APEC là cơ hội để khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, tăng cường giao lưu hợp tác với các thành viên APEC, một trong những diễn đàn thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế quan trọng nhất trên thế giới, chiếm tới 80% thương mại, 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 50% nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Tổ chức tốt các sự kiện của năm APEC 2006 là cách tốt nhất để quảng bá về hình ảnh một Việt Nam năng động, cởi mở, an toàn và hội nhập, mở ra các cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế của đất nước, đặc biệt là ngành kinh tếdu lịch. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để thực hiện tốt vai trò điều hành các tiến trình APEC trong năm, tiếp tục triển khai Lộ trình Busan, đẩy mạnh vòng đàm phán Doha sau Hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 12/2005, họp tác nâng cao năng lực, đàm bảo an ninh con người, thúc đẩy hợp tác về du lịch, đầu tư, công nghệ thông tin..., vừa để lại dấu ấn Việt Nam trong quá trình hợp tác APEC, vừa góp phần thúc đẩy APEC, hướng tới xây dựng một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thương mại và đầu tư tự do, an toàn và minh bạch.