Hồi giáo Rohingya ở Rakhine có phải bắt nguồn từ lý do tôn giáo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Sau khi các vụ xung đột trong tháng 6/2013 tạm thời được quân đội dẹp yên, hai cộng đồng người Phật giáo và Hồi giáo hầu như đã bị tách hẳn ra khỏi nhau.Người Hồi giáo Rohingya chủ yếu đã bị dồn vào sống trong các trại tị nạn chung quanh thủ phủ bang Rakhine là Sittwe hoặc xa hơn nữa trên vùng phía Bắc. Nhà cửa của họ thường bị đốt cháy, và họ không được phép rời khỏi trại tị nạn. Một số vẫn trụ lại sống trong làng của họ, nhưng toàn bộ người Rohyngia đã phải rời bỏ các thành phố. Trái lại, người Rakhine theo đạo Phật, lại được phép tự do di chuyển, vẫn được phép sinh sống tại thành phố hay trong làng của họ. Trong các trại tạm cư của người Rohingya, điều kiện vệ sinh và thực phẩm rất tồi tệ. Một số người Rohingya có thể là đã tìm cách trốn ra khỏi trại để tìm thức ăn. Ta hoàn toàn có thể mường tượng ra các sự cố có thể nảy sinh khi họ gặp phải những nhóm người Rakhine theo Phật giáo. Có tin là vào khoảng ngày 21/10/2015, một số người Rohingya đã phản đối tình trạng trợ giúp không đến được trại hay làng của họ. Người ta cho rằng chính phong trào phản đối đó đã làm cho bạo động tái diễn. Bang Rakhine trước đây có tên là Nhà nước Arakan, và chỉ mới được sát nhập vào Miến Điện vào năm 1785. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Arakan là một vương quốc Hồi giáo, được các vị vua mang tước hiệu Hồi giáo Shah cai trị. Cư dân vương quốc này gồm cả người theo đạo Phật lẫn đạo Hồi và họ chung sống với nhau một cách tương đối hài hòa. Có thể nói là gia đình của đa số người Rohingyas đã sống trong Nhà nước Arakan, ngay cả trước khi lãnh thổ này được sát nhập vào Miến Điện. Chỉ có một thiểu số là thực sự đến từ Bangladesh trong hai mươi năm gần đây. Vào thời Đệ nhị Thế chiến, nhiều người Hồi giáo gốc ở vùng Arakan - hiện nay được gọi là Rohingya- vẫn trung thành với quân đội thực dân Anh, không giống như những người Miến Điện theo đạo Phật, do Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã liên minh với Nhật Bản. Sau khi được độc lập và đặc biệt là sau khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1962, người Rohingya đã bị chê trách vì lòng trung thành với Anh quốc trước đó. Ngoài ra, nhiều người Hồi giáo đến từ các vùng thuộc đế chế Ấn Độ, nhất là từ miền Đông Bengal, tức là nước Bangladesh ngày nay - đã qua định cư tại Arakan từ cuộc chinh phục của Anh vào năm 1824. Họ thường là công chức thuộc địa hay làm nghề cầm đồ và cho vay nặng lãi. Đó là những ngành nghề bị người dân căm ghét. Từ thập niên 60 đến nay, dân Rohingya thường xuyên bị cáo buộc là đến cướp đất của người Phật giáo Miến Điện, một lời tố cáo quả là mỉa mai! Vấn đề người Rohingya đặt ra câu hỏi về mô hình bản sắc dân tộc mà Miến Điện muốn có. Điều đã xảy ra với sắc dân Rohingya, hoàn toàn có thể xảy ra với các dân tộc khác, chẳng hạn như với thiểu số người Chin theo Thiên chúa giáo ở cực tây bắc của đất nước. Người Miến Điện - mà đa số theo đạo Phật -chiếm 60% dân số của nước này, trong lúc khoảng một trăm sắc dân thiểu số chiếm 40% còn lại. Do đó việc tìm ra một mô hình chính trị phù hợp với tình trạng này là một điều rất quan trọng. Khi xem xét phản ứng của người dân và chính phủ Miến Điện đối với những gì xảy ra ở bang Rakhine, ta thấy là dường như một mô hình chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đang được thúc đẩy, một hệ thống trong đó bản sắc của đa số thuộc dân tộc Miến đang được áp đặt trên các dân tộc thiểu số, trong lúc các nền văn hóa dân tộc thiểu số bị gạt ra bên lề. Chính trên một vấn đề loại đó mà Miến Điện đã chuyển sang chế độ độc tài quân sự vào năm 1962, và như thế phản ứng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa hiện thời không phải là tín hiệu tốt cho tiến trình mở cửa dân chủ. Xung đột giữa người theo Phật giáo ở Rakhine và người Hồi giáo Rohingya không phải là một cuộc xung đột tôn giáo, mà là một vấn đề chính trị và nhân quyền, một cuộc xung đột về vấn đề sở hữu đất đai và việc phủ nhận quyền lợi của sắc dân Rohingya. Trong nhiều thế kỷ trước đây, người Hồi giáo và Phật giáo cùng chung sống với nhau tại bang Rakhine mà không xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Thế nhưng, từ 60 năm nay, vấn đề lại phát sinh. Nhiều đạo luật đã được ban hành buộc người Rohingya phải chứng minh được rằng họ sống trên đất Miến Điện kể từ trước 1824 nếu muốn có quốc tịch. Lẽ dĩ nhiên, rất ít người có thể trình ra loại bằng chứng này, và như vậy, họ không được coi là công dân Miến Điện. Họ cũng không có quyền tự do đi lại, và phải chịu nhiều uất ức trong quan hệ với các công chức Miến Điện về các vấn đề như hôn nhân, sở hữu đất đai v.v ... Người Rohingya đang lâm vào tình huống của những con người vô tổ quốc mà chính phủ Miến Điện áp đặt cho họ. Điểm mấu chốt của cuộc xung đột hiện nay là việc từ chối cấp cho họ quyền công dân Miến Điện, bất kể thời gian họ sống trên đất Miến Điện là bao lâu. Ở Miến Điện cũng như ở Cam Bốt và ở Thái Lan, có một sự đồng hóa chặt chẽ giữa Phật giáo với dân tộc đa số của đất nước như người Miến, người Khmer hay người Thái. Nếu sinh ra là người Miến Điện thì phải là người thao đạo Phật. Một người Miến Điện Hồi giáo hay Thiên chúa giáo bị coi là một điều quái đản. Hơn nữa, trong lịch sử hiện đại của Miến Điện, Phật giáo và chủ nghiã dân tộc gắn chặt với nhau. Do đó tu sĩ Phật giáo đã trở nên ngọn cờ tiên phong chống lại ách đô hộ của Anh Quốc. Từ sự kiện đó, sau ngày độc lập năm 1947, Phật giáo vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như Thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập, U Nu, cũng là lãnh đạo giáo hội Phật giáo. Ở Miến Điện, có một tổ chức Phật giáo Tối cao, nhưng tổ chức này vẫn tuân theo chính quyền, nhất là sau khi quân đội nắm quyền vào năm 1962. Aung San Suu Kyi là một chính trị gia đang tìm cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015. Bà dư biết rằng cơ sở cử tri của bà – những người thuộc dân tộc Miến và theo Phật giáo – phản đối rất dữ sự hiện diện của người Rohingya trên lãnh thổ Miến Điện. Vì thế, đã phải thận trọng, chỉ đề cập chung chung đến tầm quan trọng của việc tôn trọng các quy định của luật pháp, điều chưa có ý nghĩa lắm trên đất nước Miến Điện, và bà cũng thừa hiểu điều đó. Ta cũng có thể thấy là một số người đả kích mạnh mẽ nhất sắc dân Rohingya, chính là những người trong giới thân cận với bà Aung San Suu Kyi, chẳng hạn ông Bo Bo Kyi, một trong những lãnh đạo của phong trào Thế hệ 88 và U Win Tin, một thành của Ban chấp hành Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi.
Trả lời
Sau khi các vụ xung đột trong tháng 6/2013 tạm thời được quân đội dẹp yên, hai cộng đồng người Phật giáo và Hồi giáo hầu như đã bị tách hẳn ra khỏi nhau.Người Hồi giáo Rohingya chủ yếu đã bị dồn vào sống trong các trại tị nạn chung quanh thủ phủ bang Rakhine là Sittwe hoặc xa hơn nữa trên vùng phía Bắc. Nhà cửa của họ thường bị đốt cháy, và họ không được phép rời khỏi trại tị nạn. Một số vẫn trụ lại sống trong làng của họ, nhưng toàn bộ người Rohyngia đã phải rời bỏ các thành phố. Trái lại, người Rakhine theo đạo Phật, lại được phép tự do di chuyển, vẫn được phép sinh sống tại thành phố hay trong làng của họ. Trong các trại tạm cư của người Rohingya, điều kiện vệ sinh và thực phẩm rất tồi tệ. Một số người Rohingya có thể là đã tìm cách trốn ra khỏi trại để tìm thức ăn. Ta hoàn toàn có thể mường tượng ra các sự cố có thể nảy sinh khi họ gặp phải những nhóm người Rakhine theo Phật giáo. Có tin là vào khoảng ngày 21/10/2015, một số người Rohingya đã phản đối tình trạng trợ giúp không đến được trại hay làng của họ. Người ta cho rằng chính phong trào phản đối đó đã làm cho bạo động tái diễn. Bang Rakhine trước đây có tên là Nhà nước Arakan, và chỉ mới được sát nhập vào Miến Điện vào năm 1785. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Arakan là một vương quốc Hồi giáo, được các vị vua mang tước hiệu Hồi giáo Shah cai trị. Cư dân vương quốc này gồm cả người theo đạo Phật lẫn đạo Hồi và họ chung sống với nhau một cách tương đối hài hòa. Có thể nói là gia đình của đa số người Rohingyas đã sống trong Nhà nước Arakan, ngay cả trước khi lãnh thổ này được sát nhập vào Miến Điện. Chỉ có một thiểu số là thực sự đến từ Bangladesh trong hai mươi năm gần đây. Vào thời Đệ nhị Thế chiến, nhiều người Hồi giáo gốc ở vùng Arakan - hiện nay được gọi là Rohingya- vẫn trung thành với quân đội thực dân Anh, không giống như những người Miến Điện theo đạo Phật, do Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã liên minh với Nhật Bản. Sau khi được độc lập và đặc biệt là sau khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1962, người Rohingya đã bị chê trách vì lòng trung thành với Anh quốc trước đó. Ngoài ra, nhiều người Hồi giáo đến từ các vùng thuộc đế chế Ấn Độ, nhất là từ miền Đông Bengal, tức là nước Bangladesh ngày nay - đã qua định cư tại Arakan từ cuộc chinh phục của Anh vào năm 1824. Họ thường là công chức thuộc địa hay làm nghề cầm đồ và cho vay nặng lãi. Đó là những ngành nghề bị người dân căm ghét. Từ thập niên 60 đến nay, dân Rohingya thường xuyên bị cáo buộc là đến cướp đất của người Phật giáo Miến Điện, một lời tố cáo quả là mỉa mai! Vấn đề người Rohingya đặt ra câu hỏi về mô hình bản sắc dân tộc mà Miến Điện muốn có. Điều đã xảy ra với sắc dân Rohingya, hoàn toàn có thể xảy ra với các dân tộc khác, chẳng hạn như với thiểu số người Chin theo Thiên chúa giáo ở cực tây bắc của đất nước. Người Miến Điện - mà đa số theo đạo Phật -chiếm 60% dân số của nước này, trong lúc khoảng một trăm sắc dân thiểu số chiếm 40% còn lại. Do đó việc tìm ra một mô hình chính trị phù hợp với tình trạng này là một điều rất quan trọng. Khi xem xét phản ứng của người dân và chính phủ Miến Điện đối với những gì xảy ra ở bang Rakhine, ta thấy là dường như một mô hình chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đang được thúc đẩy, một hệ thống trong đó bản sắc của đa số thuộc dân tộc Miến đang được áp đặt trên các dân tộc thiểu số, trong lúc các nền văn hóa dân tộc thiểu số bị gạt ra bên lề. Chính trên một vấn đề loại đó mà Miến Điện đã chuyển sang chế độ độc tài quân sự vào năm 1962, và như thế phản ứng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa hiện thời không phải là tín hiệu tốt cho tiến trình mở cửa dân chủ. Xung đột giữa người theo Phật giáo ở Rakhine và người Hồi giáo Rohingya không phải là một cuộc xung đột tôn giáo, mà là một vấn đề chính trị và nhân quyền, một cuộc xung đột về vấn đề sở hữu đất đai và việc phủ nhận quyền lợi của sắc dân Rohingya. Trong nhiều thế kỷ trước đây, người Hồi giáo và Phật giáo cùng chung sống với nhau tại bang Rakhine mà không xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Thế nhưng, từ 60 năm nay, vấn đề lại phát sinh. Nhiều đạo luật đã được ban hành buộc người Rohingya phải chứng minh được rằng họ sống trên đất Miến Điện kể từ trước 1824 nếu muốn có quốc tịch. Lẽ dĩ nhiên, rất ít người có thể trình ra loại bằng chứng này, và như vậy, họ không được coi là công dân Miến Điện. Họ cũng không có quyền tự do đi lại, và phải chịu nhiều uất ức trong quan hệ với các công chức Miến Điện về các vấn đề như hôn nhân, sở hữu đất đai v.v ... Người Rohingya đang lâm vào tình huống của những con người vô tổ quốc mà chính phủ Miến Điện áp đặt cho họ. Điểm mấu chốt của cuộc xung đột hiện nay là việc từ chối cấp cho họ quyền công dân Miến Điện, bất kể thời gian họ sống trên đất Miến Điện là bao lâu. Ở Miến Điện cũng như ở Cam Bốt và ở Thái Lan, có một sự đồng hóa chặt chẽ giữa Phật giáo với dân tộc đa số của đất nước như người Miến, người Khmer hay người Thái. Nếu sinh ra là người Miến Điện thì phải là người thao đạo Phật. Một người Miến Điện Hồi giáo hay Thiên chúa giáo bị coi là một điều quái đản. Hơn nữa, trong lịch sử hiện đại của Miến Điện, Phật giáo và chủ nghiã dân tộc gắn chặt với nhau. Do đó tu sĩ Phật giáo đã trở nên ngọn cờ tiên phong chống lại ách đô hộ của Anh Quốc. Từ sự kiện đó, sau ngày độc lập năm 1947, Phật giáo vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như Thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập, U Nu, cũng là lãnh đạo giáo hội Phật giáo. Ở Miến Điện, có một tổ chức Phật giáo Tối cao, nhưng tổ chức này vẫn tuân theo chính quyền, nhất là sau khi quân đội nắm quyền vào năm 1962. Aung San Suu Kyi là một chính trị gia đang tìm cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015. Bà dư biết rằng cơ sở cử tri của bà – những người thuộc dân tộc Miến và theo Phật giáo – phản đối rất dữ sự hiện diện của người Rohingya trên lãnh thổ Miến Điện. Vì thế, đã phải thận trọng, chỉ đề cập chung chung đến tầm quan trọng của việc tôn trọng các quy định của luật pháp, điều chưa có ý nghĩa lắm trên đất nước Miến Điện, và bà cũng thừa hiểu điều đó. Ta cũng có thể thấy là một số người đả kích mạnh mẽ nhất sắc dân Rohingya, chính là những người trong giới thân cận với bà Aung San Suu Kyi, chẳng hạn ông Bo Bo Kyi, một trong những lãnh đạo của phong trào Thế hệ 88 và U Win Tin, một thành của Ban chấp hành Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi.