Hồi giáo có ủng hộ bạo lực không?
Hồi giáo không phổ biến ở Việt Nam, nên mình cũng không hiểu rõ lắm.
tôn giáo
Nhiều tín đồ Hồi giáo cảm thấy khó chịu khi nghe ý kiến này. Họ cho biết có 1.6 tỉ người Hồi giáo trên thế giới và đa số họ sống một cuộc sống lao động sản xuất bình thường trong hòa bình.
Như Arsalan Iftikhar, một luật sư nhân quyền và là một tín đồ Hồi giáo, đã đưa ra bình luận sau vụ tấn công tờ báo Charlie Hebdo tại Paris vừa qua làm 12 người chết. Iftikhar và những người Hồi giáo khác cho rằng, đối với mỗi tôn giáo, dù Đạo Ki-tô hay Do Thái, từ Hindu cho đến Đạo Phật, khủng bố đều có thể xảy ra.
Các học giả cho biết, hiếm có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các tín ngưỡng tôn giáo và tư tưởng bạo lực. Thay vào đó, khủng bố là tổng hợp của các yếu tố khác nhau gây ra.
Tuy nhiên, có một sự thực hiển hiện đang diễn ra: một số lượng lớn các cuộc tấn công khủng bố do những người tự xưng là tín đồ Hồi giáo gây ra đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Những vụ tấn công này dẫn tới một số ý kiến cho rằng bản thân Hồi giáo đã mang tính bạo lực. Để minh chứng cho ý kiến này, họ đã chỉ ra “những câu thơ của binh đao” trong chương A của kinh Koran.
Những câu thơ nói rằng:
“Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hãy tàn sát những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy bắt chúng, giam cầm chúng và nằm chờ, phục kích chúng. Nhưng nếu chúng biết hối lỗi, bắt đầu cầu nguyện, và làm bố thí cho người nghèo, hãy thả cho chúng đi”.
Nhiều tín đồ Hồi giáo đã lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ lý lẽ đó và cho rằng, phần đông những người Hồi giáo rõ ràng không gây chiến với những tôn giáo khác. Nhưng những vần thơ này đã bị nhà nước IS - một nhóm các phần tử Hồi giáo cực đoan lợi dụng. Những kẻ này cho rằng các tín đồ Hồi giáo có nhiệm vụ thánh là “giết những kẻ ngoại đạo”.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo còn cho biết, các nhà phê bình Chủ nghĩa Hồi giáo và những kẻ cực đoan đã tách “những câu thơ binh đao” khỏi bối cảnh lịch sử của nó. Những câu thơ này không thể xem như lệnh thi hành án tử hình cho phép toàn quyền áp đặt lên những người không theo đạo Hồi
Huỳnh Anh
Nhiều tín đồ Hồi giáo cảm thấy khó chịu khi nghe ý kiến này. Họ cho biết có 1.6 tỉ người Hồi giáo trên thế giới và đa số họ sống một cuộc sống lao động sản xuất bình thường trong hòa bình.
Như Arsalan Iftikhar, một luật sư nhân quyền và là một tín đồ Hồi giáo, đã đưa ra bình luận sau vụ tấn công tờ báo Charlie Hebdo tại Paris vừa qua làm 12 người chết. Iftikhar và những người Hồi giáo khác cho rằng, đối với mỗi tôn giáo, dù Đạo Ki-tô hay Do Thái, từ Hindu cho đến Đạo Phật, khủng bố đều có thể xảy ra.
Các học giả cho biết, hiếm có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các tín ngưỡng tôn giáo và tư tưởng bạo lực. Thay vào đó, khủng bố là tổng hợp của các yếu tố khác nhau gây ra.
Tuy nhiên, có một sự thực hiển hiện đang diễn ra: một số lượng lớn các cuộc tấn công khủng bố do những người tự xưng là tín đồ Hồi giáo gây ra đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Những vụ tấn công này dẫn tới một số ý kiến cho rằng bản thân Hồi giáo đã mang tính bạo lực. Để minh chứng cho ý kiến này, họ đã chỉ ra “những câu thơ của binh đao” trong chương A của kinh Koran.
Những câu thơ nói rằng:
“Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hãy tàn sát những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy bắt chúng, giam cầm chúng và nằm chờ, phục kích chúng. Nhưng nếu chúng biết hối lỗi, bắt đầu cầu nguyện, và làm bố thí cho người nghèo, hãy thả cho chúng đi”.
Nhiều tín đồ Hồi giáo đã lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ lý lẽ đó và cho rằng, phần đông những người Hồi giáo rõ ràng không gây chiến với những tôn giáo khác. Nhưng những vần thơ này đã bị nhà nước IS - một nhóm các phần tử Hồi giáo cực đoan lợi dụng. Những kẻ này cho rằng các tín đồ Hồi giáo có nhiệm vụ thánh là “giết những kẻ ngoại đạo”.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo còn cho biết, các nhà phê bình Chủ nghĩa Hồi giáo và những kẻ cực đoan đã tách “những câu thơ binh đao” khỏi bối cảnh lịch sử của nó. Những câu thơ này không thể xem như lệnh thi hành án tử hình cho phép toàn quyền áp đặt lên những người không theo đạo Hồi