Hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh (PMDS)

  1. Văn hóa

  2. Phim ảnh

  3. Tâm lý học

  4. Tâm sự cuộc sống

Chúng ta khi xem xong một bộ phim đầy cảm xúc, kịch tích và hấp dẫn thường trải qua nhiều lần bùng nổ cảm xúc, tuy nhiên có nhiều người lại có xu hướng trở nên gắn bó với cảm xúc, câu chuyện, nhân vật và những cảnh trong phim. Điều này theo khoa học chứng minh còn có tên gọi là Post Movie Depression Syndrome (PMDS) hay còn gọi là Hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh.

Vậy hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh là gì?

Theo từ điển Urban, PMDS là việc trải qua cảm giác buồn bã sau khi đã xem một bộ phim hoặc loạt phim dài tập cực hay. Một cảm giác đau khổ khi bộ phim đã kết thúc mà chúng ta lại không muốn điều đó xảy ra. Những người từng có hội chứng này thường coi nó gần giống như cảm giác khi chia tay.
Khi chúng ta chìm đắm trong một câu chuyện hay nào đó từ một bộ phim, một cuốn sách, hay loạt chương trình truyền hình, chúng ta nhập tâm cả vào những yếu tố ảo tưởng, lãng mạn, kịch tính và hành động. Chuyên gia về chứng lo âu Kevin Foss giải thích thêm rằng: Trong quá trình xem phim, chúng ta còn có xu hướng phát triển mối quan hệ mật thiết với nhân vật mà chúng ta thấy giống mình nhất, và cuối cùng trở thành một phần trong mạch phát triển cảm xúc của họ. Chúng ta bắt đầu đồng cảm với những thắng thua của họ. Đồng cảm với nhân vật hoặc câu chuyện cho phép chúng ta trở thành một phần của thế giới tưởng tượng.

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/781822555712401888-1654160237.jpg

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Một trong những nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng đó là do trong phim dựng nên một thế giới mới mẻ, đầy thú vị đáp ứng được mong muốn của bạn khác xa với thế giới thực đầy khắc nghiệt, buồn chán. Nếu bạn là một cô nàng độc thân suốt ngày bù đầu vào công việc nhàm chán nhưng mỗi tối khi mở phim lên lại là những mối tình công sở ngọt ngào khiến bạn nhập tâm vào nhân vật, xem mình là một phần của thế giới đó, phát triển những cảm xúc, suy nghĩ, hành động như nhân vật chính trong phim.
Do đó, hệ quả của diễn biến này là bạn sẽ cảm thấy đau khổ, buồn bã và đôi khi như lạc lõng khi bộ phim khép lại, kéo bạn về với thực tại. Bạn muốn được giữ lại cảm giác đó hoặc muốn xem những bộ phim khác như thế để thỏa mãn cảm xúc đó của bạn lần nữa. Bạn sẽ từ người xem muốn hóa thân thành nhân vật, cuối cùng lại muốn trở thành đạo diễn và biên kịch để kéo dài bộ phim.
Chúng ta không biết rằng phim ảnh chỉ là quá trình phản chiếu đang diễn ra, nó phản ánh những lý tưởng về cuộc sống của mình và sau khi kết thúc phim chúng ta phải giải quyết những cảm xúc đó khiến chúng ta cảm thấy bối rối và thất vọng.

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/7252226169520201-1654160413.jpg

Những ảnh hưởng của hội chứng PMDS

Khi chúng ta sống ở thế giới ảo quá lâu thì khi phải quay về thực tại bạn sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng. Ngoài ra, nó sẽ mang đến những cảm xúc ảo thật, thật ảo lẫn lộn khiến bạn không kiểm soát được.Bạn sẽ không ngừng xem lại bộ phim hoặc không thể xem thêm một bộ phim nào khác, tham gia những cộng đồng viết nên ngoại truyện do chính mình tưởng tưởng ra, đẩy thuyền cho cặp nhân vật chính và phụ…..

Ai dễ gặp hội chứng PMDS?

Một số cá nhân có những đặc điểm sau đây dễ mắc hội chứng này hơn:
- Người có những bất ổn nhất định về tâm lý đã/chưa được phát hiện
- Người chưa điều trị khỏi những vấn đề tâm lý đã có
- Người gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người
- Người cô đơn và bị giới hạn khả năng kết nối với xung quanh
- Người không hài lòng với hiện thực nên phải tìm tới thế giới ảo

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/7252226169520180-1654160094.jpg

Vậy làm cách nào để thoát khỏi Hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh?

Dẫu biết thế giới ảo dường như rất tốt đẹp, tuy nhiên việc đầu tiên bạn cần làm khi kết thúc bộ phim là thoát ra khỏi thế giới ảo đó, ngưng nghĩ về chúng. Việc tách mình ra khỏi thế giới tưởng tượng quay về thế giới thực tại là rất khó khăn tuy nhiên hãy nghĩ tích cực rằng thế giới thực tại cũng có thể đáp ứng được những mong muốn của bạn. Bạn muốn có một anh giám đốc đẹp trai như Park Seo-Joon thì bạn cũng phải xinh đẹp và giỏi giang như Park Min-Young… Hãy nỗ lực ở thực tại để có một thế giới ảo đẹp như trong phim.

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/7252226169520176-1654160062.jpg
Bạn cần ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ bộ phim đối với bạn. Để làm được điều đó bạn có thể tạm dừng xem cùng một thể loại phim, hoặc có thể tạm dừng xem phim một thời gian và lựa chọn những hình thức khác như đọc sách, nghe nhạc, tập thể thao, múa…. Hãy nhớ, phim ảnh có khuynh hướng phản ánh những khiếm khuyết trong thực tế. Vì thế, trọng tâm của việc vượt qua Hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh là nhìn ra đây là chỉ là ước mơ và “tỉnh mộng” kịp thời.
Cuối cùng, bạn nên tự tạo ra nhiều việc làm hơn cho mình. Khi bận rộn, bạn sẽ ít có thời gian cho những suy nghĩ mông lung, thiếu thực tế và dần dần tách ra khỏi những cảm xúc đã có với bộ phim đã xem.

Việc yêu thích phim ảnh, thưởng thức nghệ thuật, có cảm xúc với những bộ phim không sai nhưng để Hội chứng hậu phim ảnh ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, gia đình thì không nên nó để lại rất nhiều hệ lụy.

Nguồn tham khảo:

Từ khóa: 

tram_cam

,

phim_anh

,

văn hóa

,

phim ảnh

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Thỉnh thoảng xem một bộ phim vui mình cũng hay bị lậm phim, mong mình được như thế nhưng mình vẫn thắc mắc rằng liệu xem một bộ phim buồn có là một điều không tốt?

Trả lời

Thỉnh thoảng xem một bộ phim vui mình cũng hay bị lậm phim, mong mình được như thế nhưng mình vẫn thắc mắc rằng liệu xem một bộ phim buồn có là một điều không tốt?

Vậy liệu phim ảnh có ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta hay không?

Thường xuyên bị dính hội chứng này sau khi đọc xong 1 cuống sách