Hội chứng chú chim xanh là gì? Tại sao nhiều người trẻ lại mắc hội chứng này?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

Bạn có biết vở kịch Con chim xanh của nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học người Bỉ Maurice Maeterlinck không? Câu chuyện kể về hành trình tìm kiếm con chim xanh - được biết đến là sứ giả của hạnh phúc mang về chữa bệnh cho một em bé hàng xóm của hai anh em Tyltyl và Mytyl. Trong mơ hai bạn nhỏ đã đến thăm xứ sở Kí ức, vương quốc Tương lai… nhưng đó lại không phải là nơi có con chim xanh. Chỉ đến khi về đến nhà, hai anh em mới ngỡ ngàng phát hiện ra con chim xanh lại sống ngay trong nhà của mình.

https://cdn.noron.vn/2022/06/10/835854827197125-1654852558.jpg

Hội chứng chim xanh (blue bird syndrome) cũng bắt nguồn từ chính vở kịch đó, hội chứng ám chỉ những người luôn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống hiện tại, luôn mơ ước về một tương lai lộng lẫy nhưng lại chẳng dành ra sự nỗ lực và phấn đấu để vươn lên. Hầu hết chúng ta đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hội chứng này nhưng mỗi người mức độ nặng nhẹ nó sẽ khác nhau. Những người ảnh hưởng nặng bởi hiệu chứng này có thể dẫn đến biểu hiện trầm cảm hoặc tuyệt vọng. Hay một điều phổ biến hơn mà chúng ta hay thấy ở nhiều người trẻ đó là học đổi việc liên tục, luôn tìm kiếm những công việc trong mơ để rồi không gắn bó cụ thể với một môi trường làm việc nào đó. 

Nhiều bạn hay tưởng tượng về bản thân và cho rằng bản thân mình còn tồn tại một “sự đặc biệt” nhất định còn nằm ở một nơi nào đó chưa phát hiện ra. Bất chấp việc ấy là mù mờ, họ vẫn lựa chọn chuyển việc, chuyển nghề hay thậm chí là bắt đầu lại từ đầu, quay lại trường học để tiếp tục nghiên cứu về “chú chim xanh” kia, rồi không lâu sau cũng lại nảy sinh cảm giác bất mãn tương tự, rồi lại tiếp tục chuyển hướng đi tìm “cái tôi” của mình ở nơi khác. 

Có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm theo đuổi lý tưởng đến cùng là điều rất tốt nhưng việc mù quáng theo đuổi “chú chim xanh” và theo đuổi lý tưởng, ước mơ thực tế chỉ cách nhau một ranh giới rất nhỏ mà thôi. Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần phân biệt được việc theo đuổi ước mơ với mù quáng đi tìm một thứ không tồn tại, tuy nhiên điều đó lại rất khó để làm được.

Vì sao người trẻ lại hay gặp hội chứng này?

Chúng ta vẫn hay rêu rao rằng, tuổi trẻ là những ước mơ, tuổi trẻ là những đam mê ấp ôm bao giấc mơ yêu tuyệt vời. Nhiều bạn trẻ khi chưa ra ngoài cuộc sống, đâu đó vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hoặc mới đi làm thì tư duy vẫn mang một màu hồng, họ có những kỳ vọng không thực tế về thu nhập, công việc, về cuộc sống và cả về xã hội. Sau khi bước ra cuộc sống, đi làm có thêm kinh nghiệm, tiếp xúc nhiều người thì sự thực tế bên trong mỗi người sẽ nhiều hơn. Hay nói một cách khác, trải nghiệm cuộc đời giúp cho nhiều người từ từ hạ từ trên cao kéo gần xuống mặt đất.

Nhiều bạn kỳ vọng rằng công việc là phải tốt đẹp, “việc nhẹ, lương cao” hoặc mình là người học ở một trường nổi tiếng, khi ra trường thì mình kỳ vọng phải vào được một môi trường năng động, chuyên nghiệp, sếp phải tâm lý,… nói chung rất dễ kỳ vọng mọi thứ theo ý mình. Mỗi lần lên mạng, xem ai đó thành công chia sẻ – họ lại càng gia tăng cho mình thứ hoài bão và tin rằng nếu muốn thành công phải theo đuổi đam mê, một ngày nào đó mình sẽ tìm được một công việc mình đam mê, nó chắc chắn làm cho mình hạnh phúc. 

Nhưng trên thực tế thì mọi thứ lại không phải như vậy, không có một công việc nào luôn luôn mang lại cho một người lúc nào cũng chỉ có niềm vui; không một công việc nào mà khi làm việc với người khác, bạn không phát sinh những bất đồng quan điểm, hoặc ý kiến; không một công việc nào mà bạn tìm được những người giống mình, hợp mình, chiều theo ý mình cả. Bởi lẽ, khi đi làm thì chúng ta như từ sông con ra biển lớn, đã ra biển lớn là phải có sóng gió, phải có nhiều thử thách, phải gặp nhiều người khác mình, phải va chạm nhiều chuyện. Nhưng chỉ có những người vượt qua được thử thách, kiên trì với con đường mình đi mới có thể thành công. Còn những bạn nào chỉ mơ mộng đi tìm “chú chim xanh” chắc chắn sẽ chẳng mấy chốc cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, từ đó họ bỏ việc, đi tìm một nơi mới. Càng tìm việc mới, họ lại càng cảm thấy gặp phải vòng lặp và cuối cùng nhìn đi nhìn lại, họ nhận ra mình đã chẳng có gì. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/10/7980185335971939-1654852301.jpg

Hãy học cách nhìn nhận thực tế vào cuộc sống

Một người bạn của Edward làm nhân sự của công tyBởi vì đặc thù công việc làm ở phòng nhân sự mà nọ chia sẻ. Bạn có cơ hội tiếp xúc với muôn vàn ứng viên trẻ tuổi khác nhau. Không những vậy, bạn còn là người biết được bảng lương của mọi người trong công ty, có những người có mức thu nhập khác nhau rất rất nhiều, và đặc biệt bạn hiểu vì sao có những vị trí có mức thu nhập chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó. Kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều bạn trẻ cho bạn nhận ra một sự thật rằng, nếu như những bạn trẻ nào khi mới đi làm mà quá kỳ vọng vào một công việc tốt, mức lương cao thì khả năng thăng tiến không xa. Bởi lẽ, họ không chú trọng vào làm việc, họ cũng chẳng chú trọng vào cống hiến, vào việc tạo ra giá trị cho công ty, cho xã hội. Những bạn ấy hoặc không leo xa, hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc, hoặc là tự mình cảm thấy chán nản với công việc và dừng lại. 

Ngược lại, những bạn nào khi mới đi làm, đặc biệt chú trọng vào chuyện học hỏi kinh nghiệm, nỗ lực hết sức mình. Và hơn hết là sẵn sàng nhận trách nhiệm ở rất nhiều vị trí không có trong mô tả công việc (Job description), sẵn sàng làm cả những việc “không phải của mình”, sẵn sàng kiên định trên con đường mình đi, sẵn sàng chấp nhận thử thách và chịu đựng gian khổ, thì chỉ 3-5 năm sau thôi, bạn ấy sẽ thăng tiến rất nhanh và có thể nắm giữ những vị trí quan trọng. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/10/728681823711971019-1654852320.png

Thay vì đi tìm “chú chim xanh” ở một nơi xa xôi nào đó, những bạn này đã nhận ra rằng “chú chim xanh” hóa ra ở ngay nơi đây. Hội chứng “chú chim xanh” hay nói cách gần gũi hơn, đó chính là tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ” hoặc “cỏ hàng xóm luôn xanh hơn cỏ nhà mình”. Nghĩa là một người đứng ở bên bãi cỏ nhà mình, luôn thấy rằng cỏ ở bên kia hàng rào xanh hơn. Thế rồi khi họ sang bãi cỏ bên ấy, họ lại thấy bãi cỏ ngược lại mới xanh hơn bãi cỏ họ đang đứng. Cho nên, không phải là “cỏ xanh hơn ở bên kia hàng rào”, mà chính xác thì “cỏ xanh hơn ở nơi mà bạn chịu khó tưới nước cho nó”.

Nguồn tham khảo:

 

Từ khóa: 

nguoi_tre

,

chu_chim_xanh

,

tâm lý học

,

xã hội

Mình cảm thấy không nhất thiết phải là người trẻ tuổi. Ngay cả bản thân mình ở độ tuổi gần 30 đi thử việc luôn thấy có gì đó không như ý muốn. Phần vì lương, có lúc môi trường làm việc lại không như ý muốn của minh. Ngay hiện tại mình đã thử việc ở cty thứ 4 trong vòng 10 ngày. Có lẽ mình đòi hỏi quá nhiều chăng hay đơn giản là mình quá vội vàng, sốt sắng. Đã 5 năm rồi mình mới đi xin việc ở cty khác. Có lẽ lần này mình hoảng sợ khi thất nghiệp. Sợ sự cô độc mỗi khi đi làm mà không quen biết ai. Đến tối dắt xe về cũng chỉ lăn ra ngủ. Cảm ơn vì bài viết đã khiến mình nhận ra mình đang sống quá vội.
Trả lời
Mình cảm thấy không nhất thiết phải là người trẻ tuổi. Ngay cả bản thân mình ở độ tuổi gần 30 đi thử việc luôn thấy có gì đó không như ý muốn. Phần vì lương, có lúc môi trường làm việc lại không như ý muốn của minh. Ngay hiện tại mình đã thử việc ở cty thứ 4 trong vòng 10 ngày. Có lẽ mình đòi hỏi quá nhiều chăng hay đơn giản là mình quá vội vàng, sốt sắng. Đã 5 năm rồi mình mới đi xin việc ở cty khác. Có lẽ lần này mình hoảng sợ khi thất nghiệp. Sợ sự cô độc mỗi khi đi làm mà không quen biết ai. Đến tối dắt xe về cũng chỉ lăn ra ngủ. Cảm ơn vì bài viết đã khiến mình nhận ra mình đang sống quá vội.
@woo map 
Thấy ông này bảo khai mở đc luân xa, con mắt thứ 3 gì đó 😂😂😂