Hỡi Các Content Creator, Đừng Hiểu Sai Về Sự Sáng Tạo!
Một trong những lý do khiến sáng tạo kém phổ biến hơn các kỹ năng khác là do phần lớn các trường học hay các doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động sáng tạo chỉ dành cho một nhóm đối tượng nhất định chứ không phải là kiến thức phổ thông. Nhưng có thật là như vậy không? Không hề! Thực tế là từ trước đến giờ, rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang hiểu sai về sự sáng tạo. Vậy những sai lầm mà chúng ta thường hay mắc phải khi hiểu về thứ được gọi là “sáng tạo” là gì?
1. Trên đời chỉ có hai loại người: sáng tạo hoặc không sáng tạo
Mọi người thường hay nghĩ rằng sáng tạo thuộc về khả năng thiên phú, không phải là thứ mà ai cũng có-thể-học-được. Thực tế đã chứng minh những điều ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể học cách sáng tạo. Sáng tạo về bản chất cũng là một kỹ năng, mà đã là kỹ năng thì đều cần được rèn luyện mài giũa thường xuyên. Hơn nữa, mục đích của sáng tạo là giải quyết vấn đề và đổi mới. Vì thế, content creator cần nắm vững thuần thục và bùng nổ kỹ năng đó. Tức là, dù bạn đang sáng tạo kém, tư duy chưa tốt, bạn vẫn có thể tập tành sáng tạo, thử tìm ra nhiều cách giải hơn cho các vấn đề cũ. Ai cũng sáng tạo, chỉ là sáng tạo nhiều hay ít mà thôi.
2. Sáng tạo giống như cắm hoa, đó là công việc dành cho những người yếu đuối
Hoàn toàn sai lầm!
Ai cũng có thể sáng tạo, không kể là đàn ông hay phụ nữ, mạnh mẽ hay yếu đuối. Ngày nay, ở trong các tổ chức, doanh nghiệp, sáng tạo đã trở thành yếu tố căn bản để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới. Các công ty cần sáng tạo để thay đổi để cạnh tranh tốt hơn để không chìm đắm trong chiến thắng, trong tự mãn để không nhàm chán, tụt hậu và già cỗi. Các nhân viên cũng cần sáng tạo để đưa doanh nghiệp đi lên để phát triển trong công việc. Sáng tạo sẽ giải quyết được cả hai vấn đề trên: giúp doanh nghiệp vừa phát triển và tạo môi trường mới mẻ cho các nhân viên.
Phong trào sáng tạo trong doanh nghiệp có thể khởi xướng từ một cá nhân nhưng năng lực sáng tạo của doanh nghiệp không thể phụ thuộc vào một người. Đó là lý do mà tất cả mọi người nên sáng tạo và áp dụng sáng tạo vào công việc, dù nhiều hay ít.
3. “Sếp tôi không cho tôi sáng tạo”
Môi trường quan trọng nhưng không phải là tất cả. Bạn là người duy nhất quyết định phát triển khả năng sáng tạo của mình. Môi trường mở sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn, nhiều khả năng thực hiện hơn nhưng nếu chưa có môi trường như ý, hãy coi đó là thử thách nho nhỏ cho bản thân. “Đổ lỗi cho hoàn cảnh” và tự coi mình là nạn nhân thật ra cũng không giúp gì được bạn cả. Thật đấy! Hoặc là hãy giúp sếp bạn thay đổi thái độ với sáng tạo hoặc là... thay sếp.
Bạn có thể là người khởi xướng sự sáng tạo nhưng đừng vội kỳ vọng vào kết quả ngay-lập-tức. Cái gì cũng cần thời gian và thay đổi cũng thế. Nếu đã cố gắng trong suốt thời gian dài mà không có kết quả, hãy tìm một môi trường khác. Sẽ luôn có những doanh nghiệp và những “ông bà sếp” sẵn sàng đầu tư cho những người hướng đến sự sáng tạo.
4. “Tôi không có thời gian sáng tạo”
Sáng tạo không cần thời gian, sáng tạo cần sự tập trung. Tất nhiên, khi deadline dồn dập, sếp hỏi, client đòi, bố mẹ bảo về sớm... thì bạn càng phải tập trung hơn để xong việc. Đó là cơ hội tốt đấy. Học cách tập trung vào đúng vấn đề để nghĩ ra giải pháp mới sẽ tốt hơn là dành quá nhiều thời gian vào việc đó.
5. “Brainstorming là sáng tạo rồi còn gì”
Ở nhiều công ty, sẽ có những buổi gọi là “brainstorm” để tạo ra ý tưởng. Nhưng đôi lúc, những buổi brainstorm đó sẽ chẳng có ý tưởng phù hợp, thậm chí còn giết ý tưởng từ trong trứng nước.
Nếu muốn tổ chức một buổi ‘brainstorm’ để tạo ra ý tưởng, bạn cần chia sẻ với mọi người về các nguyên tắc sáng tạo và cùng rèn luyện các thói quen sáng tạo trong nội bộ. Như vậy, bạn sẽ thấy nhiều ý tưởng xuất hiện hơn và tất cả mọi người đều muốn sáng tạo cùng mình.
Ví dụ như này:
Bạn được thông báo họp hành, mọi người cùng vào phòng họp để giải quyết vấn đề. Sau đó, sếp nói luôn vào vấn đề và A, B, C bắt đầu nói ra một vài ý tưởng của mình. A trình bày ý tưởng và bị dập tắt bởi những người còn lại ngay lập tức. B cũng đứng lên trình bày nhưng không thể bảo vệ ý kiến của mình trước những người còn lại. Và sau đó không ai nghĩ hoặc dám nói ra ý tưởng của mình nữa. Buổi họp kết thúc. Chẳng có gì mới diễn ra và chẳng ai cố gắng nghĩ ra cái gì mới.
Buổi “brainstorm” thất bại!
Trên đây là 5 hiểu lầm phổ biến về sáng tạo. Hiểu sai về sáng tạo, bạn sẽ tự trói minh trong suy nghĩ tự ti, nhỏ bé và không dám thoát ra để thay đổi. Cần nhận thức được những “hiểu lầm” này để phá bỏ chúng. Phá bỏ được, bạn sẽ có cái nhìn cởi mở hơn với sáng tạo và bắt đầu hành trình sáng tạo với những ý tưởng độc, lạ, cá tính và khả thi hơn!
sáng tạo
,marketing
,content marketing
,marketing
Theo mình: Sáng tạo là quá trình thử sai có mục tiêu và có rút kinh nghiệm.
Sáng tạo đòi hỏi nhiều nỗ lực để thực hiện liên tục nhiều lần vòng lặp:
- Tìm hướng mới,
- Thử nghiệm,
- Đánh giá kết quả,
- Rút kinh nghiệm.
Do đó sáng tạo phải rất kiên trì.
Sáng tạo đòi hỏi việc chấp nhận rủi ro, và biết quản lý rủi ro tốt. Bạn sẽ phải đầu tư sức lực, trí tuệ, thời gian, tiền bạc để trưởng thành qua rất nhiều sai lầm. Thành quả tốt đẹp sẽ đến sau khi bạn học, trải qua đủ thất bại.
Trên noron cũng có câu hỏi tranh luận rất hay về chủ đề sáng tạo có cần phải kỷ luật không.
Lê Minh Hưng
Theo mình: Sáng tạo là quá trình thử sai có mục tiêu và có rút kinh nghiệm.
Sáng tạo đòi hỏi nhiều nỗ lực để thực hiện liên tục nhiều lần vòng lặp:
- Tìm hướng mới,
- Thử nghiệm,
- Đánh giá kết quả,
- Rút kinh nghiệm.
Do đó sáng tạo phải rất kiên trì.
Sáng tạo đòi hỏi việc chấp nhận rủi ro, và biết quản lý rủi ro tốt. Bạn sẽ phải đầu tư sức lực, trí tuệ, thời gian, tiền bạc để trưởng thành qua rất nhiều sai lầm. Thành quả tốt đẹp sẽ đến sau khi bạn học, trải qua đủ thất bại.
Trên noron cũng có câu hỏi tranh luận rất hay về chủ đề sáng tạo có cần phải kỷ luật không.
Độc Cô Cầu Bại
Để giải thích cho những con "bò" biết và hiểu được sáng tạo là gì thì bạn cần phải có thời gian hàng triệu năm.hi