Học thuyết Phân tâm học (Psychoanalysis)

  1. Tâm lý học

Học thuyết tâm lý học này cho rằng những giằng xé vô thức của tâm trí sẽ quyết định phương thức nhân cách định hình và quyết định hành vi.

Nó là gì?

Được sáng lập bởi nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud. vào đầu thế kỷ 20 Lý thuyết phân tâm học cho rằng nhân cách và hành vi, là kết quả của sự xung đột liên tục trong tâm trí. cá nhân thường không nhận thức được mỗi bất hòa này bởi nó diễn ra ở mức độ tiềm thức. Freud cho rằng mâu thuẫn xảy ra giữa ba phần của tâm trí: Cái Nó (ID), Siêu Tôi (superego), và Cái Tôi (ego). 

Freud in rằng tính cách phát triển từ lúc sinh ra qua 5 giai đoạn mà ông gọi là tâm lý tính dục bởi chúng bao hàm cả tính dục và các quá trình tâm lý tại mỗi giai đoạn tâm trí của mỗi người sẽ tập trung vào một khía cạnh khác nhau của tính dục,chẳng hạn như khoái cảm một môi miệng (oral pleasure) khi mút. ngón tay lúc còn là em bé. Freud tin rằng các giai đoạn tâm lý tính dục châm ngòi cho một trận chiến giữa sinh học và các kỳ vọng xã hội, và tâm trí phải hoá giải xung đột này trước khi một người có thể chuyển tiếp đến một sự phát triển tâm trí lành mạnh.

Mô hình trắc đạc

Freud chia tâm trí thành 3 tầng ý thức. Tâm trí ý thức chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể. Mặc dù nó hoàn toàn không nhận biết được những suy nghĩ ở trong tâm trí vô thức, tâm trí vô thức vẫn tác động đến hành vi.

Tâm trí ý thức:

Phần này chứa đựng những tư tưởng và cảm xúc và con người nhận biết được.

Tâm trí tiền ý thức:

Phần này chứa các thông tin như ký ức tuổi thơ và có thể tiếp cận được thông qua liệu pháp phân tâm.

Tâm trí vô thức:

Phần này che giấu những phần lớn nhưng phần lớn những thôi thức khao khát và suy tư của một người.

Đánh giá

Mặc dù mô hình của Freud có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong việc nêu bật vai trò của tiềm thức phân tâm học, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi bởi nó tập trung vào tình dục như là kẻ giật dây của nhân cách. Nhiều nhà phê bình cho rằng mô hình của ông quá chủ quan và quả đơn giản để lý giải bản chất phức tạp của tâm trí hành vi.

Cơ chế phòng vệ

Nó là gì?

Freud lập luận rằng con người đưa ra các cơ chế phòng vệ một cách vô thức khi đối diện với nỗi lo lắng hay cảm xúc khó chịu các cơ chế này giúp họ đương đầu với các kí ức hay những thôi thúc tạo ra sự căng thẳng hay khó chịu nơi họ bằng cách thức tỉnh họ suy nghĩ rằng tất cả mọi chuyện đều ổn thỏa.

Điều gì xảy ra ?

Cái tôi(ego) có sử dụng các cơ chế phòng thể để hỗ trợ con người đạt đến một sự thỏa hiệp tâm trí khi đương đầu với những điều tạo ra mâu thuẫn nội tại các cơ chế Thông thường bóp méo cảm thức về thực tế bao gồm sự chối bỏ phụ nhận (denial) chuyển dịch (displacement) dồn nén (repression), thoái lui (regression) tri thức hóa (intellectualization) và phóng chiếu (projection).

Nó hoạt động ra sao?

Chối bỏ (denial) đây là một cơ chế tự vệ thông thường được sử dụng để biện minh cho một thói quen mà một người cảm thấy không tốt chẳng hạn như hút thuốc khi nói rằng họ hút thuốc xã giao cho phép bản thân được hút thuốc mà không cần phải thừa nhận rằng thực ra là họ đã bị nghiện.

Mô hình cấu trúc

Tâm trí ý thức chỉ là phần nổi của tảng băng một phần nhỏ trong tổng thể ẩn giấu thuyết phân tâm dựa trên khái niệm cho rằng tâm trí phương thức được cấu tạo bởi ba thành phần Cái nó (ID), cái tôi (ego) và siêu tôi (superego) và chúng “chuyện trò” với nhau để cố gắng giải quyết những cảm xúc và xung năng mâu thuẫn.

Cần biết

Phức cảm tự ti: khi lòng tự tôn ở quá thấp đến mức một người không thể hoạt động bình thường. Ý tưởng này do bác sĩ chuyên gia tâm thần học theo trường phái Freud mới Alfred Adler phát triển

Nguyên lý về Khoái cảm

Những gì thúc đẩy Cái Nó (id) - khao khát muốn thu nhận khoái cảm và tránh né khổ đau 

Trường phái Freud mới 

Các các nhà lý luận xây dựng trên nền tảng lý luận phân tâm của Freud, chẳng hạn như Carl Jung, Erik Erikson, và Alfred Adler.

----------
Từ khóa: 

học thuyết phân tâm học

,

freud

,

tâm lý học