Học tâm lý học sau này khi về hưu thì có ảnh hưởng gì về tâm lý không?

  1. Tâm lý học

Em biết là sau khi học tâm lý học ra trường thì có rất nhiều ngành nghề. Nhưng có những nghành nghề phải tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian dài không biết có gây ảnh hưởng gì đến tâm lý không. Chẳng hạn như là nhạy cảm hơn hoặc là những cái khác đại loại như vậy.

Từ khóa: 

tâm lý học

Chắc chắn là có ảnh hưởng nhưng bản thân người học nghề tâm lý sẽ có cách để ổn định cảm xúc. Mình quan sát thấy thì những người học tâm lý đa phần là những người tỉnh thức, họ là những người muốn chữa lành cho thế giới, biết được nguồn gốc của vạn vật nên sẽ không nhìn người khác bằng con mắt phán xét.

Học tâm lý học có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của trí tuệ và các quá trình tâm lý của mình và người khác. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tiếp xúc với nội dung và cách sử dụng kiến thức đã học, học tâm lý học có thể hoặc không có tác dụng trực tiếp đối với tâm lý của mình sau khi về hưu.
Trong một số trường hợp, học tâm lý học có thể giúp cho bạn tự chủ và tự quản lý tâm lý mình một cách tốt hơn, cải thiện khả năng xử lý stess và giảm áp lực tâm lý khá tốt.
Trả lời

Chắc chắn là có ảnh hưởng nhưng bản thân người học nghề tâm lý sẽ có cách để ổn định cảm xúc. Mình quan sát thấy thì những người học tâm lý đa phần là những người tỉnh thức, họ là những người muốn chữa lành cho thế giới, biết được nguồn gốc của vạn vật nên sẽ không nhìn người khác bằng con mắt phán xét.

Học tâm lý học có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của trí tuệ và các quá trình tâm lý của mình và người khác. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tiếp xúc với nội dung và cách sử dụng kiến thức đã học, học tâm lý học có thể hoặc không có tác dụng trực tiếp đối với tâm lý của mình sau khi về hưu.
Trong một số trường hợp, học tâm lý học có thể giúp cho bạn tự chủ và tự quản lý tâm lý mình một cách tốt hơn, cải thiện khả năng xử lý stess và giảm áp lực tâm lý khá tốt.

Ở trường mình có khoa tâm lý học, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng mọi người thường truyền tai nhau sinh viên tâm lý học đa phần đều mắc bệnh tâm lý. Họ muốn học ngành này để tự chữa lành trước tiên, sau đó mới chữa lành cho người khác. Hmmm, và những bạn mình tiếp xúc đa phần đúng là như thế thật.

Vậy nên học tâm lý học, làm về tâm lý học dù ít dù nhiều cũng bị ảnh hưởng một chút, nhưng về cơ bản bạn cũng được rèn thói quen cũng như kinh nghiệm để bản thân không quá tổn thương. Ngành nào cũng vậy cả thôi. Với mình thì tâm lý học vẫn là một ngành hay và đáng để thử sức. 

Nên cảm thấy thiếu may mắn vì không học tâm lý học, sống cả đời mà không nhận ra tâm lý y , ý thức của mình hoạt động như thế nào.

Mình nghĩ việc này còn tùy thuộc vào việc bạn học tâm lý học nhưng ứng dụng kiến thức tâm lý học đó ra sao. Vì không phải lúc nào học tâm lý cũng sẽ trở thành những nhà tâm lý học, nhà trị liệu hay công tác tại các phòng tham vấn, bệnh viện. Một số cá nhân sẽ chọn hướng thuần túy nghiên cứu lý thuyết, giảng dạy hoặc làm công tác nhân sự, marketing cho các đơn vị.

Mình tin rằng nếu trở thành một nhà tâm lý học thì thử thách sẽ đến "luôn và ngay" mà không đợi cho tới khi bạn về hưu đâu. Nhưng nếu kiên trì gắn bó được cho tới khi về hưu, thì chứng tỏ bạn có đủ bản lĩnh và phù hợp với công việc bạn chọn. Tức là bạn đã biết cách xoay sở, cân bằng và giải quyết ổn thỏa hầu hết mọi vấn đề. Và xác định được vấn đề từ xa là cách rất tốt để chúng ta giảm thiểu rủi ro/thoát khỏi tác động tiêu cực từ đó.

Mặc dù vậy, nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn gắn bó với công việc này bạn nhé. Đã quyết tâm rồi thì đừng nghĩ ngợi xa xôi quá mà hãy "an lạc trong từng bước chân".