Học sinh cá biệt có cơ hội thăng tiến công việc trong tương lai không?

  1. Hướng nghiệp

Em đã từng là học sinh cá biệt. Mục tiêu trong tương lai của em là làm quản lý/giám đốc của 1 công ty nhưng rất sợ quá khứ sẽ ảnh hưởng sẽ giảm mất uy tín đối với nhân viên :(

Từ khóa: 

học sinh cá biệt

,

hướng nghiệp

Cái người khác nể phục bạn nà năng lực của bạn ở hiện tại. Điều này được thể hiện qua Kiến thức và Kỹ năng mà bạn có.

Mình nhận thấy những người từng là học sinh cá biệt, họ sẽ có một tính cách là dám làm, dám xông pha, dám sai – dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Đó là điều mà những học sinh học giỏi bình thường, tầm trung thường không dám làm. Vì đã có chút danh tiếng con ngoan, trò giỏi nên họ sợ mất đi danh tiếng đó, thành ra không dám làm, cứ quẩn quanh mãi trong vòng an toàn.

Chẳng ai quan tâm quá khứ của bạn thế nào. Mọi người chỉ quan tâm hiện tại của bạn thôi. Quá khứ bạn không tốt mà hiện tại bạn cực tốt thì càng làm người khác ngưỡng mộ vì sự phấn đấu và nỗ lực của bạn hơn.

Luôn cố gắng, mạnh mẽ tiến về phía trước bạn nhé!!

Trả lời

Cái người khác nể phục bạn nà năng lực của bạn ở hiện tại. Điều này được thể hiện qua Kiến thức và Kỹ năng mà bạn có.

Mình nhận thấy những người từng là học sinh cá biệt, họ sẽ có một tính cách là dám làm, dám xông pha, dám sai – dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Đó là điều mà những học sinh học giỏi bình thường, tầm trung thường không dám làm. Vì đã có chút danh tiếng con ngoan, trò giỏi nên họ sợ mất đi danh tiếng đó, thành ra không dám làm, cứ quẩn quanh mãi trong vòng an toàn.

Chẳng ai quan tâm quá khứ của bạn thế nào. Mọi người chỉ quan tâm hiện tại của bạn thôi. Quá khứ bạn không tốt mà hiện tại bạn cực tốt thì càng làm người khác ngưỡng mộ vì sự phấn đấu và nỗ lực của bạn hơn.

Luôn cố gắng, mạnh mẽ tiến về phía trước bạn nhé!!

ĐƯỢC 100% bạn nhé, theo như mình biết thì người cá biệt luôn có lối đi riêng của mình, vì thế bạn hãy tự tin vào khả năng của mình trong mọi tình huống dù xấu hay tốt, đừng bỏ cuộc trước rào cản cuộc sống.

10 ĐIỀU "VÀNG BẠC" CẦN NẮM VỮNG ĐỂ THĂNG QUAN TIẾN CHỨC NHANH NHẤT

1. Hãy là người nhìn xa

Trước khi một năm mới bắt đầu, hãy ngồi lại với sếp để bàn luận và đặt nên những mục tiêu sự nghiệp mới. Hãy thoải mái nói về bạn và tương lai của bạn sau 6 tháng hay 1 năm với sếp của mình. Một vị sếp tốt sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình bằng cách cho các bạn những cơ hội để phát triển và đưa ra những sự trợ giúp khi bạn thực sự cần.

"Tôi cũng là một quản lý, nên câu hỏi tôi thường đưa ra cho nhân viên của mình là 'Bạn sẽ thấy bản thân của mình ở đâu trong vòng 5 năm tới?' – Vì nếu có cách nào đó tôi có thể giúp, tôi sẽ không ngần ngại trợ giúp. Dù là nói vài lời tốt đẹp cho họ ở một bộ phận khác, hay là phân cho họ những công việc đặc biệt để họ phát triển thêm một vài kỹ năng mới để họ đủ khả năng đảm nhận vai trò khác, thì tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.” – Douthwaite Wolf, một nhà quản lý cấp cao của The Muse.

Đừng nghĩ mình sẽ cố gắng nhưng chỉ để soán vị trí mà sếp tôi đang ngồi. Thay vào đó, hãy nghĩ lớn hơn và xa hơn, để có thể bàn luận được nhiều cách hữu ích mà sếp bạn có thể làm để giúp bạn.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/photo-1551434678-e076c223a692-1640737322-1640737322_1024.jpg

2. Hãy học cách hợp tác với nhau

Những vị chủ thì không bao giờ thích nhân viên của mình có tư tưởng “Tôi” thay vì “Chúng Ta”. Họ thích những người có suy nghĩ đồng đội, sẵn sàng giúp đỡ mọi người vì lợi ích chung của team, cũng như mục tiêu lớn hơn nữa là lợi ích của cả một công ty.

Những nhân viên lúc nào cũng sẵn sàng bỏ thêm gấp nhiều lần công sức của mình chính là những ứng viên hàng đầu khi quyết định thăng chức được đưa ra.

3. Hãy làm cho bản thân trở nên không thể thay thế

Làm sao bạn có thể khiến bản thân trở nên không thể thay thế được trong team của mình? Một trong những cách là phải trở thành một người có “tài năng đặc biệt” nào đó, ví dụ như bạn là người luôn luôn bán được những mặt hàng của công ty cho những vị khách khó tính chẳng hạn. Những người như vậy không những luôn đáng tin cậy mà còn được những vị lãnh đạo đặc biệt để ý với góc nhìn đầy thiện cảm.

4. Học hỏi không ngừng – Luôn chủ động

Hãy cho vị sếp của bạn thấy rằng bạn là người không ngừng học hỏi để có thể cải thiện kỹ năng của mình bằng cách tìm kiếm những cơ hội mới, dù là trong hay ngoài công ty. Điều này không có nghĩa là bạn phải học cao lên nữa để lấy bằng Thạc Sĩ hay Tiến sĩ, trừ khi nó có liên quan đến công việc của bạn. Thay vào đó, hãy tham gia vào những khóa học bổ ích trên mạng mỗi tháng, dùng tiền của chính bạn để dự những cuộc hội thảo, hay là yêu cầu được phân cho những công việc bên ngoài phòng ban của bạn. Điều này sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy là bạn nghiêm túc với công việc của mình và không phải là mẫu người dựa dẫm vào người khác để có được điều mình muốn.

5. Ghi lại những thành công của bản thân

Nếu có lúc bạn đòi hỏi được thăng chức, những vị lãnh đạo sẽ muốn biết được lý do tại sao họ phải chọn bạn mà không phải là một người nào khác. Thay vì cố gắng nhớ lại những gì mà bạn đã đạt được, thì bạn hãy tự “soạn” lại cho bản thân những thành công mà bạn gặt hái được sau nhiều năm làm việc. Viết lại một dự án thành công lớn hay một tháng chạy doanh thu cháy máy, chẳng hạn. Khi chép lại những thành công của mình, hãy tập trung vào những chi tiết quan trọng như: “Luôn theo dõi những việc bạn làm mà trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích công ty, những việc làm sáng tạo, những chính kiến hay, hoặc chí ý là những hành động thể sự trung thành và cống hiến của bản thân dành cho tổ chức.” – trích lời của Tiến sĩ Randall S. Hansen.

Việc ghi chép này là minh chứng cho những thành công của bạn để khiến công ty tốt đẹp hơn, cũng như là động lực để khiến bạn cố gắng hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/photo-1432888498266-38ffec3eaf0a-1640737321-1640737321_1024.png

6. Đừng ngần ngại làm người lãnh đạo

Bạn có phải là một người có sự tâm huyết, quyết đoán, tự tin và sự tin tưởng của mọi người? Nếu có hết, thì chúc mừng, đó là những tư chất của một người đáng được lên chức. Còn nếu không, thì hãy học cách có được những điều này đi nhé. Đừng để bản thân dính vào “drama” công sở hay có cho mình những thói quen xấu, như là đi trễ hay muộn deadline. Những nhà lãnh đạo cần phải là những tấm gương tốt cho nhân viên của mình, và thiếu những tố chất nói trên, thì bạn sẽ khó lòng trở thành một nhà lãnh đạo cũng như là cơ hội được thăng chức đấy.

7. Kết nối với đúng người

Hãy tận dụng mọi cơ hội để kết nối với mọi người mà bạn có. Dù đó là một cuộc nói chuyện nhỏ khi ăn trưa. Giao lưu với mọi người trong cũng như ngoài tổ chức của bạn cho bạn thêm các mối quan hệ có thể giúp đỡ mình hiện tại hoặc tương lai không xa. Đó cũng là cơ hội để giới thiệu bạn và khả năng bạn có. Thêm vào đó, bạn có thể gặt hái những thành công tương tự khi tham gia những hội nhóm của công ty, câu lạc bóng đá hay ca hát chẳng hạn.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/photo-1523908511403-7fc7b25592f4-1640737346-1640737346_1024.jpg

8. Tự giác

Tự giác không chỉ ở lúc họp bạn chú tâm hay ghi chú đầy đủ mà hãy là người hăng hái tham gia các hoạt động của công ty, nếu được thì đưa ra những ý kiến hay để chia sẻ ở mỗi buổi bàn luận hay hội họp. Điều này thể hiện sự cam kết làm việc cho công ty cũng như mong muốn đồng nghiệp thành công của bạn.

9. Đừng tỏ ra vẻ "ngạo mạn" dù bạn có quyền hành bậc nhất công ty/tập đoàn, trên vạn người không dưới 1 người

Vì sao mình nói thế, vì lòng tự kêu của loài người là một trong những yếu tố "điểm yếu" rất dễ khiến con người sa lầy, nếu bạn là chức cao cũng giống như việc bạn là một con sư tử trong đàn hổ cái, bạn hùng mạnh nhất nhưng nếu tự ngạo tự cho mình là giỏi nhất mà không biết câu nói bất hủ:"núi này cao còn có núi cao hơn nữa" là bạn chuẫn bị tinh thần mất chức, thậm chí chính sự lòng tự kêu của bạn có thể khiến bạn đi sai hướng:"tính sai 1 bước, bán cả con trâu". Nên đừng bao giờ tự cho mình là giỏi nhất mà đánh mất chính mình nhé. Hãy học cách "KHIÊM TỐN", bạn sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến, thậm chí bạn còn được mọi người giúp đỡ bạn.

10. Biết sai phải sửa lỗi sai, đừng cố chấp tự cho mình là đúng tất

Đôi khi nghe thử ý kiến người khác không phải là bạn mất mác gì, vì nghe ý kiến của họ thử có thể khiến bạn trở nên tốt hơn trong công việc và trong cuộc sống, con người dù là thánh nhân, hay phật tổ,... đều ít nhất trong đời mình phải sai 1 lần, không ai là luôn luôn đúng. Chỉ khi bạn biết học được câu nói này: "dùng hai tai nghe và thấu hiểu nhiều hơn, hãy dùng não tích cực hơn là 1 cái miệng, chỉ có như thế thì bạn mới thật sự nhận ra giá trị mới mà cuộc sống đem lại cho chính bạn", chỉ có như thế thì bạn mới tiến bộ và thành công hơn nữa trong cuộc sống.

*KẾT LUẬN:

---> Hãy được thăng chức trước năm 32 tuổi bạn nhé. <----

Được thăng chức không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nó yêu cầu thời gian, sự học hỏi và lòng tận tụy của bản thân dành cho công việc. Tự quản lý mục tiêu sự nghiệp của bản thân bởi 10 điều trên và bạn sẽ có cơ hội rất lớn để đạt được mục tiêu thăng quan tiến chức của mình.

Quan trọng là NĂNG LỰC và THÁI ĐỘ của bạn ở HIỆN TẠI chứ chẳng lẽ cứ có quá khứ không tốt là bị xã hội đào thải sao? Luôn trau dồi bản thân trở thành phiên bản tốt hơn hôm qua là tự khắc bạn đã xây dựng được uy tín rồi.

Bạn biết tự nhận sai, sửa được lỗi là tốt. Quan trọng là đưa bản thân vào kỷ luật chứ đừng lo nghĩ ngày xưa mình làm sao. Bạn muốn trở thành quản lý thì bây giờ gạt bỏ cái suy nghĩ đấy đi, rèn luyện các kỹ năng của 1 người quản lý, học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề bạn đang làm để có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Cá biệt mới làm nên chuyện bạn ơi. Người thành công thường có lối đi riêng, tự tin vào nếu bạn có năng lực. 
Làm được hết