“Học Sai Ngành, Làm Trái Nghề”, Phải Làm Sao?
Ai cũng biết rằng việc “chọn đúng ngành – phát triển đúng nghề” sẽ là bước đệm để người trẻ phát triển bản thân và chạm tới thành công trong tương lai không xa. Nhưng làm thế nào để tìm ra đáp án cho câu hỏi “Nên chọn nghề thế nào để thành công, đúng với đam mê và phù hợp với năng lực?” thì không phải ai cũng trả lời được.
Những sai lầm khi chọn ngành, chọn nghề theo cảm tính thay vì sử dụng các phương pháp khoa học
Không có những chương trình tư vấn hướng nghiệp.
Không có những buổi giới thiệu chân dung nghề và định hướng phát triển trong ngành!
Và không có sự thấu hiểu bản thân để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
Thay vào đó, nhiều người thường chọn ngành một cách cảm tính. “Mình sẽ đi làm Marketing vì Marketing đang hot”, “Mình sẽ học Quản trị kinh doanh để sau này làm chủ, thu nhập “khủng”, “Ba mẹ khuyên nên theo ngành Y vì sự danh tiếng và tính ổn định”.
Tất cả những “lý do” khiến chúng ta chạy theo một ngành nghề đều là thứ bạn nghĩ, bạn thấy, bạn muốn… hoàn toàn không xuất phát từ việc thấu hiểu bản thân và môi trường xung quanh, bao gồm các yếu tố như: năng lực, kiến thức, sở thích, kỹ năng, mức độ phù hợp, tiềm năng và cơ hội việc làm…
Do đó, chuyện các sinh viên ra trường, làm việc trái ngành là điều dễ thấy ở Việt Nam!
Đừng để rủi ro từ việc chọn ngành, chọn nghề khiến bạn đánh mất tương lai
Những năm 2010, nhóm ngành Ngân hàng là “top trending”. Người người nhà nhà đổ xô đi học Ngân hàng với niềm tin rằng cứ ra trường là kiếm được việc. Đến năm 2015, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này.
Cuối năm 2011, JVevermind đăng tải vlog đầu tiên lên Youtube cá nhân. Lúc đó ở Việt Nam còn hiếm ai biết vlog là gì, KOLs là gì. Bốn năm sau, JVevermind trở thành người Việt đầu tiên nhận nút vàng Youtube và được Forbes đề cử vào danh sách 30 Under 30 Châu Á ở mảng quảng cáo, tiếp thị và truyền thông.
Thời thế thay đổi hàng ngày. Mỗi năm lại có không biết bao nhiêu nghề được sinh ra hoặc mất đi, việc chạy theo một xu hướng hay đi ngược lại cùng với sự thiếu hiểu biết về bản thân lẫn nhu cầu thị trường đôi khi lại là con dao hai lưỡi, khiến bạn đánh rơi tương lai của bản thân!
Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, chọn đúng thì sẽ đi nhanh!
Cuộc đời đôi khi rất trớ trêu, “mài sắt” suốt 30 năm, rồi chợt nhận ra cái mình cần không phải kim, mà là máy khâu.
Làm sao để chúng ta có thể tìm được công việc mình yêu thích để vừa tạo ra ý nghĩa cho cộng đồng, vừa có động lực phát triển mỗi ngày mà thu nhập lại ổn định để sống thoải mái với nghề, thay vì cứ nhảy việc hoài, chán lại nhảy rồi cuối cùng chẳng đi đến đâu?
Thực ra, mỗi người đều có quyền định đoạt tương lai bằng cách vẽ ra một lộ trình cho bản thân, bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân, nhận diện năng lực, xác định mục tiêu, cho đến đánh giá mức độ phù hợp trên con đường mà mình nghĩ sẽ là đúng đắn và phù hợp để phát triển bản thân.
Còn việc tìm đáp án cho các yếu tố đó, thiết kế lộ trình phát triển như thế nào thì tự bạn sẽ là người quyết định, không ai sống thay được cho các bạn cả đâu!
hướng nghiệp
Câu hỏi muôn thuở bạn nào cũng hỏi đi hỏi lại vậy à. Vấn đề là bản lĩnh thôi. Dám thì học lại, không dám thì tiếp tục thứ mình đang học
Hải Dương
Câu hỏi muôn thuở bạn nào cũng hỏi đi hỏi lại vậy à. Vấn đề là bản lĩnh thôi. Dám thì học lại, không dám thì tiếp tục thứ mình đang học