Học ngành không thích?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ bé tới lớn mình đã đam mê rất là nhiều thứ : âm nhạc, điện tử, code, vẽ, học một ngôn ngữ... nhưng đó chỉ là tạm thời cho đến khi bản thân mình đã bước sang tuổi 17 thì mới biết được bản thân mình đam mê gì đó là âm nhạc. Mình đã bỏ hơn 3 năm học làm music producer, djing và thấy hạnh phúc khi học được hoặc làm được những thứ liên quan đến âm nhạc và đam mê của mình. Nhưng hiện tại mình lại là sinh viên năm 2 đại học FPT ngành CNTT. Sau nhưng ngày tháng đi học thì gia đình mình đã bỏ hơn 100tr (có thể là 150tr mình không rõ) để mình theo đuổi ngành này. Mình không có nợ môn và vẫn đang học. Nhưng những ngày tháng theo đuổi ngành này khiến mình suy nghĩ liệu có phải mình đang chọn sai ngành không? Bởi vì thay vì học kiến thức liên quan đến CNTT thì mình lại ngồi làm nhạc và chỉ biết làm nhạc. Bạn bè trong lớp thì ai ai cũng đam mê với ngành mình đã chọn... Mình đã có ý định thôi học, theo DJing và Music Producer nhưng không dám làm như vậy vì sợ bố mẹ thất vọng và tiếc số tiền mình đã bỏ ra để học ngành mình không thích...

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

tâm sự cuộc sống

Đừng vội bỏ ngang những gì em đang học. Hãy bảo lưu kì học để em có thời gian tĩnh tâm chuẩn bị cho những biến chuyển sắp tới. Dành thời gian để trải nghiệm nhiều hơn cũng là cách tốt để em tự giải đáp câu hỏi em thật sự có năng lực với Âm nhạc hay không? Đam mê nhưng phải kiếm được tiền, em phải luôn ghi nhớ điều đó.
Chị có một tiền bối. Chị ấy là sinh viên kinh tế của trường đại học có tiếng trong Sài Gòn. Chị học Marketing cũng chỉ vì ba mẹ chị thích thế! Hôm bữa nhắn tin hỏi thăm, tôi mới biết chị đang bảo lưu một kì. Chị đang muốn trải nghiệm và nghiên cứu về ngành tâm lý. Chị kể với tôi về dự án viết cộng đồng mà chị tham gia “Em nghĩ sao về việc dùng con chữ để chữa lành tâm trí?”. Đã lâu lắm rồi, tôi mới được nghe tiếng cười của chị, một giọng nói hào hứng vui tươi khi chị kể cho tôi nghe về những câu chuyện, những con người xa lạ, họ có một quá khứ đầy rẫy đau khổ, tổn thương, nhưng lại có thể tìm thấy nhau và chữa lành qua từng con chữ. “ Em ạ, lần đầu tiên chị cảm thấy hanh phúc, khi mình có thể dùng hiểu biết và trái tim của mình để giúp đỡ một ai đó”. Tôi chợt nhận ra rằng: “À, cốt lõi của giáo dục, chính là tạo ra những con người biết thấu cảm chứ không phải là một cái đầu nhiều chữ”. Sau dự án đó, chị vẫn tiếp tục quay trở lại trường. Những giờ học Marketing nhàm chán đã được chị phủ lên một màu sắc mới, chị đã bắt đầu trăn trở “Làm sao để tạo ra những sản phẩm truyền thông mang đậm chất nhân văn, có chiều sâu và chạm đến trái tim khán giả một cách tự nhiên nhất?”
Chị không ghét Marketing, chỉ là chị cần một góc nhìn khác về ngành của mình. Thầy cô không thể chỉ cho chúng ta góc nhìn để yêu một ngành nghề hay một môn học nào đó. Chỉ có trải nghiệm mới giúp ta nhìn lại khoảng thời gian đã qua và đưa ra quyết định. Một là buông xuôi. Hai là bước tiếp.
Qua ví dụ này chị nghĩ em có thể nghiên cứu thêm để tìm thấy sự giao thoa giữa ngành em đang học (CNTT) với lĩnh vực mình đang theo đuổi (Âm nhạc). Chị thấy CNTT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao đặc biệt là trong môi trường chuyển đổi số như ngày nay nên chị tin nó cũng sẽ có ích trong lĩnh vực em theo đuổi. Khi em tìm thấy điểm giao thoa đó chắc chắn em sẽ nhìn nhận ngành mình đang học bằng góc nhìn khác như chị tiền bối chia sẻ ở câu chuyện trên và chắc chắn khi theo đuổi Âm nhạc em sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những người cùng gia nhập.
Trả lời
Đừng vội bỏ ngang những gì em đang học. Hãy bảo lưu kì học để em có thời gian tĩnh tâm chuẩn bị cho những biến chuyển sắp tới. Dành thời gian để trải nghiệm nhiều hơn cũng là cách tốt để em tự giải đáp câu hỏi em thật sự có năng lực với Âm nhạc hay không? Đam mê nhưng phải kiếm được tiền, em phải luôn ghi nhớ điều đó.
Chị có một tiền bối. Chị ấy là sinh viên kinh tế của trường đại học có tiếng trong Sài Gòn. Chị học Marketing cũng chỉ vì ba mẹ chị thích thế! Hôm bữa nhắn tin hỏi thăm, tôi mới biết chị đang bảo lưu một kì. Chị đang muốn trải nghiệm và nghiên cứu về ngành tâm lý. Chị kể với tôi về dự án viết cộng đồng mà chị tham gia “Em nghĩ sao về việc dùng con chữ để chữa lành tâm trí?”. Đã lâu lắm rồi, tôi mới được nghe tiếng cười của chị, một giọng nói hào hứng vui tươi khi chị kể cho tôi nghe về những câu chuyện, những con người xa lạ, họ có một quá khứ đầy rẫy đau khổ, tổn thương, nhưng lại có thể tìm thấy nhau và chữa lành qua từng con chữ. “ Em ạ, lần đầu tiên chị cảm thấy hanh phúc, khi mình có thể dùng hiểu biết và trái tim của mình để giúp đỡ một ai đó”. Tôi chợt nhận ra rằng: “À, cốt lõi của giáo dục, chính là tạo ra những con người biết thấu cảm chứ không phải là một cái đầu nhiều chữ”. Sau dự án đó, chị vẫn tiếp tục quay trở lại trường. Những giờ học Marketing nhàm chán đã được chị phủ lên một màu sắc mới, chị đã bắt đầu trăn trở “Làm sao để tạo ra những sản phẩm truyền thông mang đậm chất nhân văn, có chiều sâu và chạm đến trái tim khán giả một cách tự nhiên nhất?”
Chị không ghét Marketing, chỉ là chị cần một góc nhìn khác về ngành của mình. Thầy cô không thể chỉ cho chúng ta góc nhìn để yêu một ngành nghề hay một môn học nào đó. Chỉ có trải nghiệm mới giúp ta nhìn lại khoảng thời gian đã qua và đưa ra quyết định. Một là buông xuôi. Hai là bước tiếp.
Qua ví dụ này chị nghĩ em có thể nghiên cứu thêm để tìm thấy sự giao thoa giữa ngành em đang học (CNTT) với lĩnh vực mình đang theo đuổi (Âm nhạc). Chị thấy CNTT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao đặc biệt là trong môi trường chuyển đổi số như ngày nay nên chị tin nó cũng sẽ có ích trong lĩnh vực em theo đuổi. Khi em tìm thấy điểm giao thoa đó chắc chắn em sẽ nhìn nhận ngành mình đang học bằng góc nhìn khác như chị tiền bối chia sẻ ở câu chuyện trên và chắc chắn khi theo đuổi Âm nhạc em sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những người cùng gia nhập.

Trước sau gì thì tôi nghĩ bạn cũng không làm việc mình k thích đâu. Bạn sẽ tìm thấy con người mới, mục đích mới khi đã trải nghiệm điều mới, khi đó thì đam mê không phải là tất cả những gì bạn muốn làm. Nên cứ học đi, đằng nào bố mẹ cũng bỏ 1 số tiền lớn rồi, chí ít thì cũng phải lấy được cái bằng. Bạn có thể hiểu đơn giản, sau khi ra trường bạn có thể làm thứ mà bạn muốn, theo nhạc hoặc theo cái khác, lúc đấy bạn lớn rồi thì tùy bạn.

Thấy về lâu về dài không ổn thì mình vẫn có cái bằng FPT, lại cũng có cả kiến thức, như thế có phải là có thêm nhiều sự lựa chọn hơn không? Không nhất thiết phải chọn cái này hoặc cái kia thì mới có thể tập trung được. Cứ học đi bạn nhé, bây giờ song song với việc làm nhạc cũng được, nhưng hãy để nó trong thời gian rảnh rỗi, giải trí.

 

Cũng phải suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn, giờ vẫn còn phụ thuộc vào tài chính của gia đình thì mình vẫn phải xin ý kiến từ bố mẹ, chia sẻ với bố mẹ về điều mà mình muốn. Tốt nhất khi chia sẻ ông đừng rụt rè, chia sẻ thẳng thắn ý kiến, nói rõ rằng nó như thế nào, ông thích nó ra sao và ông có thể làm gì với nó. Phải làm được những điều đó trước rồi mới nghĩ đến việc làm nhạc. Thực sự đam mê thì nên làm như thế, còn không chắc thì tốt nhất học xong rồi làm cái gì thì làm. Mình nghĩ đã làm nhạc hay bất kì ngành nghề nào, đã sợ thì chắc chắn nó hình thành cái mindset rằng bản thân không làm được, thì chắc chắn sẽ không làm được! Nên là muốn thì phải dành lấy nó bạn ạ.