Học luật ở trường đại học Đà Nẵng có dễ thất nghiệp không?
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, em ngại phải xa nhà nên em muốn bản thân sẽ học tập và làm việc trong tương lai tại nơi đây luôn. Em thích luật và dự định sẽ đăng ký vào ngành luật kinh tế ở trường đại học kinh tế Đà Nẵng, nhưng em vẫn còn băn khoăn, do dự, đắn đo và lo lắng rất nhiều, không biết sự lựa chọn này nó có đem đến khó khăn cho mình trong tương lai không? Nhân tiện có anh chị nào trong đây đang học ngành luật tại đại học kinh tế Đà Nẵng, hay biết về ngành này ở trường này thế nào thì cho em xin review với ạ.
hướng nghiệp
,luật pháp
Học Luật ở đâu cũng không dễ thất nghiệp bạn nhé.
Nhưng nghề Luật là nghề dễ học, vất vả để theo nghề và khó để thành công với nghề, thành công rồi cũng chẳng mấy khi nổi tiếng.
Đỉnh cao của người Luật sư là ngồi trong trướng quyết thắng ngoài xa trường, mà cái ông ngồi trong trướng nổi tiếng hay thành danh chắc chỉ có trong truyện thôi =)).
Còn tương lai của nghề luật có thể bị mấy con AI thay thế, CEO công ty mình (1 sếp công nghệ) nghĩ thế, y hệt mấy chục năm trước mấy bố Sillicon Valley tin rằng nghề đánh máy sẽ bị mấy con máy vi tính thay thế ấy =)).
Giới thiệu qua 1 chút, nghề Luật là để làm gì?
Chắc bạn chưa cần vào trường Luật thì cũng biết cái câu cửa miệng: Pháp luật là quy tắc xử sự chung được Nhà nước công nhận và bảo hộ, Pháp luật quốc tế thì là cái cụm kia nhưng được các Nhà nước công nhận và bảo hộ, còn Pháp luật rừng và Pháp luật thương trường thì bỏ cái phần Nhà nước đi và thay bằng mấy ông trong "rừng" và "thương trường" tin tưởng, bảo hộ và áp dụng...
Vậy đấy, nghề Luật là xoay quanh "quy tắc xử sự chung" nào đó. Vì thế nghề này thường sẽ liên quan đến phân xử, liên quan đến tính toán làm sao để tránh tối đa rủi ro "va chạm" hoặc nếu "va chạm" thì tối đa hóa lợi ích.
Nói đến đây hẳn bạn đã hiểu cảnh giới cao nhất của nghề là gì rồi nhỉ? Là mấy ông quân sự ngồi trong trướng tính cả thiên hạ đấy. Nhưng mấy ông đấy làm sao chỉ thông thạo mỗi pháp lý được? Họ còn phải trên thông thiên văn, dưới giỏi địa lý, hiểu kinh tế, hiểu tài chính, hiểu kỹ thuật, hiểu cả nhân tình thế thái, thậm chí còn hiểu luôn cả sếp mình, sếp bạn, và hiểu cả mình.
Người như thế chỉ có sự trưởng thành theo thời gian, vô số bài học thất bại, thành công mới tạo ra được thôi. Mà cái giá của sự trưởng thành là vô số những nỗi đau và vết thương chỉ có bạn mới hiểu, rồi khi vào nghề, bạn sẽ hiểu thôi, nghề nào cũng nhiều đường, đường nào cũng đi đến đích, nhưng trong 10 vạn sinh viên luật ra trường, được 1 ngàn người thành Luật sư đã thành công, 1 ngàn người thành Luật sư thì được 10 người lên đỉnh của nghề đã là quý giá.
À, tại sao tôi lại chỉ nói về Luật sư, vì hiện nay cơ cấu Kiểm sát, Tòa án không công nhận bằng Luật Đà Nẵng, chỉ Luật Hà Nội/Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội/Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thôi và cả mấy cái học viện nội bộ nhà họ nữa...
Long PT
Học Luật ở đâu cũng không dễ thất nghiệp bạn nhé.
Nhưng nghề Luật là nghề dễ học, vất vả để theo nghề và khó để thành công với nghề, thành công rồi cũng chẳng mấy khi nổi tiếng.
Đỉnh cao của người Luật sư là ngồi trong trướng quyết thắng ngoài xa trường, mà cái ông ngồi trong trướng nổi tiếng hay thành danh chắc chỉ có trong truyện thôi =)).
Còn tương lai của nghề luật có thể bị mấy con AI thay thế, CEO công ty mình (1 sếp công nghệ) nghĩ thế, y hệt mấy chục năm trước mấy bố Sillicon Valley tin rằng nghề đánh máy sẽ bị mấy con máy vi tính thay thế ấy =)).
Giới thiệu qua 1 chút, nghề Luật là để làm gì?
Chắc bạn chưa cần vào trường Luật thì cũng biết cái câu cửa miệng: Pháp luật là quy tắc xử sự chung được Nhà nước công nhận và bảo hộ, Pháp luật quốc tế thì là cái cụm kia nhưng được các Nhà nước công nhận và bảo hộ, còn Pháp luật rừng và Pháp luật thương trường thì bỏ cái phần Nhà nước đi và thay bằng mấy ông trong "rừng" và "thương trường" tin tưởng, bảo hộ và áp dụng...
Vậy đấy, nghề Luật là xoay quanh "quy tắc xử sự chung" nào đó. Vì thế nghề này thường sẽ liên quan đến phân xử, liên quan đến tính toán làm sao để tránh tối đa rủi ro "va chạm" hoặc nếu "va chạm" thì tối đa hóa lợi ích.
Nói đến đây hẳn bạn đã hiểu cảnh giới cao nhất của nghề là gì rồi nhỉ? Là mấy ông quân sự ngồi trong trướng tính cả thiên hạ đấy. Nhưng mấy ông đấy làm sao chỉ thông thạo mỗi pháp lý được? Họ còn phải trên thông thiên văn, dưới giỏi địa lý, hiểu kinh tế, hiểu tài chính, hiểu kỹ thuật, hiểu cả nhân tình thế thái, thậm chí còn hiểu luôn cả sếp mình, sếp bạn, và hiểu cả mình.
Người như thế chỉ có sự trưởng thành theo thời gian, vô số bài học thất bại, thành công mới tạo ra được thôi. Mà cái giá của sự trưởng thành là vô số những nỗi đau và vết thương chỉ có bạn mới hiểu, rồi khi vào nghề, bạn sẽ hiểu thôi, nghề nào cũng nhiều đường, đường nào cũng đi đến đích, nhưng trong 10 vạn sinh viên luật ra trường, được 1 ngàn người thành Luật sư đã thành công, 1 ngàn người thành Luật sư thì được 10 người lên đỉnh của nghề đã là quý giá.
À, tại sao tôi lại chỉ nói về Luật sư, vì hiện nay cơ cấu Kiểm sát, Tòa án không công nhận bằng Luật Đà Nẵng, chỉ Luật Hà Nội/Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội/Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thôi và cả mấy cái học viện nội bộ nhà họ nữa...
Huyền Hà
Luật là một trong những ngành mà mình thấy có tính ứng dụng cao cũng như khó thất nghiệp nhất, chỉ là bạn có khả năng theo đuổi đúng chuyên ngành không thôi. Chứ thực tiễn bây giờ đâu đâu cũng cần luật, người người nhà nhà coi trọng người biết luật. Đặc biệt là bạn còn ở một thành phố phát triển như Đà Nẵng thì mình nghĩ cơ hội việc làm không thiếu đâu.
Luật ở ĐH Kinh tế Đà Nẵng thì chắn chắn sẽ thiên về kinh tế, và nói thật ở Đà Nẵng, nơi mà kinh tế du lịch phát triển không kém thì đúng là đáng thử lắm đó.