Học gì để không thất nghiệp ? Phần 2

  1. Sách

  2. Phong cách sống

  3. Hướng nghiệp

  4. Kỹ năng mềm

Những thông tin chi tiết về 10 bộ kỹ năng từ cuốn sách của tác giả Bill Cophin đã được mình tóm tắt ở phần 1. Giờ đây, phần 2 sẽ tập trung vào cách mà các bạn vận dụng chúng như thế nào trong quá trình học của mình. 

Ngoài những 10 bộ kỹ năng mềm có thể tự trau dồi bằng cách rèn luyện, trải nghiệm ở trên. Chúng ta cần nên nắm bắt những gì công nghệ hiện đại đang phát triển hàng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số kỹ năng các bạn có thể cần người hướng dẫn hoặc cần phải tham gia khoá học để hiểu hơn về nó.

Chương 11: Những Bộ Kỹ Năng Khác

  • Sử dụng các phần mềm quan trọng khác như là: bộ phần mềm Adobe, Content Management Systems, Microsoft Office,....
  • Phát triển kỹ năng ngoại ngữ: đây là điều cần thiết. 
  • Bổ sung các hoạt động thể thao để cơ thể trở nên khoẻ mạnh và linh hoạt giúp bạn luôn năng động và chủ động trong mọi tình huống. Đừng chỉ bổ sung kiến thức mà quên đi các hoạt động thể thao, giải trí để thư giãn tinh thần. Biết một môn thể thao hay các trò giải trí cũng giúp bạn mở rộng mối quan hệ.

Chương 12: Đưa Ra Lựa Chọn Thông Minh Cho Việc Phát Triển Kỹ Năng

  • Nguyên tắc 50-50:Điều quan tâm ở đây là việc bạn phải vừa học những kỹ năng mới và cùng lúc phải áp dụng thực tế. Các khóa học lẫn chứng chỉ đều không thể cho bạn trên 50% những kỹ năng cần có để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào. Việc bạn học những kỹ năng bên ngoài lớp học cũng là cần thiết cho việc phát triển kỹ năng của bản thân.
  • Tối đa hóa việc lựa chọn chương trình học. Chọn khóa học thiên về rèn luyện kỹ năng 
  • Tìm hiểu trước các giảng viên về khoá học mà bạn hướng tới (Tìm hiểu về thông tin những dạng bài kiểm tra và bài tập được yêu cầu là gì? Điểm số của tôi được xác định bằng cách nào? Các khóa học được tiến hành như thế nào?)

Chương 13: Tự Tạo Cơ Hội Học Việc Của Riêng Bạn

Trở thành người học việc có nghĩa là bạn nhận sự dẫn dắt của một giáo viên hoặc người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó; họ sẽ cho bạn cơ hội học hỏi và sửa sai cho bạn trong suốt quá trình bạn theo học.

  • Chương trình học của người học việc: Có 4 cơ hội để trải nghiệm quá trình học việc.
    • Phục vụ công ích hoặc phục vụ cộng đồng
    • Công việc thực tập tại một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ
    • Công việc bán thời gian liên quan ngành học
    • Công việc toàn thời gian trong bất kỳ thời gian nào không theo học
  • Xây dựng nền tảng của bạn: Trong những năm đầu hãy đến gặp một vài giảng viên hoặc nghiên cứu sinh mà bạn có thể kết nối được hay tham gia cộng đồng, câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên
  • Có được cơ hội. Tìm kiếm một công việc cũng là một cách thực hành để sau khi ra trường bạn cũng cần đến. Ứng tuyển, hãy viết một sơ yếu lý lịch và thư giới thiệu, làm nổi bật những kỹ năng và kinh nghiệm đã có.

Chương 14: Khám Phá Những Khóa Học Ngoài

  • Nâng cao những kỹ năng bên ngoài trường học. (Chịu trách nhiệm, Phát triển kỹ năng thể chất, Giao tiếp bằng lời, Làm việc trực tiếp, Sử dụng công cụ định lượng, Đặt và trả lời đúng câu hỏi, Giải quyết vấn đề).

Chương 15: Làm Việc Tốt Trong Những Năm Tháng Đại Học

  • Nâng cao điểm kỹ năng bằng việc làm tình nguyện
  • Cơ hội làm việc thiện: tham gia vào các cộng đồng tình nguyện viên sẽ giúp bạn năng động và hiểu về cuộc sống nhiều hơn. Từ đó, bạn phát triển tâm hồn và suy nghĩ dần trưởng thành.
  • Nuôi dưỡng sự chính trực, học cách hợp tác với người khác

Chương 16: Những Dự Định Sau Khi Tốt Nghiệp

  • Xem xét việc tốt nghiệp sớm
  • Cân nhắc việc học cao học
  • Tìm kiếm cơ hội học việc có lương

Chương 17: Xây Dựng Hình Ảnh Cá Nhân Thông Qua Hồ Sơ Xin Việc & Phỏng Vấn

  • Xây dựng hình ảnh

Nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn có thể đóng góp được gì cho tổ chức của họ. Họ cần được thuyết phục rằng bạn sẽ là một nhân viên có trách nhiệm, đáng tin cậy, thành thạo các kỹ năng, …

Khi phát triển “hình ảnh cá nhân”, bạn hãy tập trung vào việc tạo ra một thông điệp không chỉ dễ nhớ mà còn phải đúng sự thật. Thông tin trên sơ yếu lý lịch phải nhất quán với thông tin trả lời phỏng vấn.

  • Lựa chọn kỹ năng bạn muốn nhấn mạnh.

Không chọn quá 5 trong 10 bộ kỹ năng để nhấn mạnh. Tập trung vào những kỹ năng bạn “giỏi” nhất.

  • Khi gộp lại cùng nhau, hồ sơ xin việc và buổi phỏng vấn của bạn nên đảm bảo 2 điều: chúng nên chỉ ra được rằng bạn thành thạo hầu hết 10 kỹ năng, và thể hiện rằng bạn vượt trội ở 3-5 kỹ năng cụ thể.

Ví dụ cách trình bày 10 bộ kỹ năng

  • Chịu trách nhiệm: Đến đúng giờ, sẵn sàng và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn
  • Thu thập thông tin: nói về một dự án thu thập dữ liệu
  • Giao tiếp: thuyết phục khách hàng, giải đáp thắc mắc, lắng nghe và trả lời;

Chương 18: Xây Dựng Mạng Lưới Nghề Nghiệp

  • Sử dụng mạng lưới xã hội (Bạn bè, ….)
  • Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp (Giảng viên, …)
  • Phát triển mạng lưới trực tuyến (LinkedIn, Facebook,...)

Kết.

Dù cho bạn có xuất phát điểm như thế nào? Sinh ra hoàn cảnh ra sao? Học lực thời trung học thuộc loại nào? Khi bước vào giảng đường cuộc đời, kinh nghiệm, kiến thức bạn tích luỹ được sẽ là chìa khoá giúp bạn nâng tầm bản thân. Hãy hiểu con người mình, thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách để xem bản thân mạnh điểm gì? yếu điểm gì? Từ đó, hãy khắc phục nó và rèn luyện trau dồi để tìm được hướng đi phù hợp. Ngoài ra, hãy kiên trì bước từng bước một trên bậc thang cao ấy. Nỗ lực và kiên trì bạn sẽ vượt qua và tiến tới thành công.

----------------


Cảm ơn các bạn đã đọc.

https://cdn.noron.vn/2023/05/07/tt-36-1683427105.png
Từ khóa: 

review sách

,

kỹ năng

,

hướng nghiệp

,

sách

,

phong cách sống

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

Mình cảm thấy cả 2 phần của bài review đều rất chi tiết

Trả lời

Mình cảm thấy cả 2 phần của bài review đều rất chi tiết