Học gì để không thất nghiệp ?

  1. Sách

  2. Tâm lý học

  3. Giáo dục

  4. Tâm sự cuộc sống

  5. Hướng nghiệp

  6. Kỹ năng mềm

Ngày nay, sự cạnh tranh việc làm ở thế hệ gen-z là vô cùng lớn, việc các bạn được tiếp xúc sớm với công nghệ và trong thời đại mà mọi thứ không quá dè dặt, dèm pha. Cũng nhờ vào công nghệ, truyền thông đa phương tiện mà nhiều bạn trẻ đã kiếm thu nhập từ sớm trên các nền tảng đại chúng. Thậm chí có những cá nhân đã đổi đời nhờ vào sự nổi tiếng trên các mạng xã hội. Vậy cơ hội nào dành cho những bạn trẻ không được tiếp xúc công nghệ từ sớm? Liệu các bạn có theo kịp với xu thế hiện đại. Cá nhân mình thấy rằng để trở nên thành công không chỉ việc các bạn kiếm thật nhiều thu nhập mà trau dồi, đầu tư vào chính bản thân là cách để đi tới thành công. Dựa theo quyển sách: "Học gì để không thất nghiệp? của tác giả Bill Cophin, mình rút ra được 10 bộ kỹ năng dành cho các bạn sinh viên nên học hỏi để cải thiện bản thân mình.

“Một tấm bằng đại học không thể nhân đôi một đồng đô la.” ~ Khuyết danh

Hai yếu tố quan trọng nhất quyết định việc học đại học của bạn suôn sẻ hay không là thời gian và tiền bạc.

Học đại học là một vụ đầu tư với mục đích định hình tương lai của bạn, không chỉ về mặt sự nghiệp mà còn cho mọi khía cạnh khác của cuộc sống. Nếu không sớm nhận ra và sử dụng nguồn đầu tư đó một cách khôn ngoan, bạn sẽ tạo ra những thử thách không đáng có trong cuộc sống. Đầu tư vào đại học một cách khôn ngoan cũng sẽ mở ra những cơ hội lớn cho cuộc đời bạn.

Nghiêm túc cân nhắc các khoản chi cho việc học đại học và hiểu rõ vai trò của đại học trong việc phát triển kỹ năng của bản thân cũng như khai thác các lựa chọn nghề nghiệp sau này chính là nền móng căn bản cho vô vàn những kỹ năng cần có, đưa bạn đến với sự nghiệp thành công.

Điểm kỹ năng của bạn là bao nhiêu? Quãng thời gian đại học là thời gian để bạn trau dồi những kỹ năng cơ bản để có được một công việc tốt ngay khi vừa tốt nghiệp. Các doanh nghiệp dựa vào cách nào đó để nhận biết các kỹ năng của bạn hơn là điểm GPA. Nhưng không phải vì vậy mà bạn sao lãng việc học, vì điểm trung bình sẽ đánh giá sự kiên trì và trí thông minh cơ bản của bạn.

Chương 1: Chịu Trách Nhiệm

Tại sao nhiều người có thể dễ dàng thăng tiến, còn một số người khác cứ loay hoay mãi chẳng bước được bước đầu tiên? Bạn có thể đổ lỗi do gen di truyền, hoàn cảnh gia đình, do học vấn thấp hoặc đơn giản là kém may mắn, nhưng đổ lỗi sẽ không giúp bạn khá hơn. Thay vào đó, hãy coi đó là sự “thiếu hụt kỹ năng”. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem thế nào để bạn khắc phục những điểm yếu đó.

Chịu trách nhiệm là điều thiết yếu nhất trong 10 bộ kỹ năng cơ bản. Việc chấp nhận rằng bạn phải tự chịu trách nhiệm với thành công, tính cách, thời gian và tài chính của bản thân sẽ giúp bạn tập trung phát triển mọi kỹ năng mà các nhà tuyển dụng mong muốn. 

  • Tạo động lực

Thành công có thể không đến nhưng không có nghĩa là chúng ta không xứng đáng có nó ~ John Adams

Biết tạo động lực cho bản thân là biết lựa chọn những mục tiêu nằm trong tầm với và theo đuổi chúng bằng tất cả sức lực. Điều đó, sẽ giúp bạn không nản chí trước những lời khiển trách.

  • Có đạo đức

“Trung thực là cách cư xử tốt nhất.” ~ Miguel de Cervantes

Từ đạo đức được dùng để ám chỉ sự trung thực lẫn làm điều đúng đắn. Sự trung thực không chỉ dừng ở việc chân thật với những người khác. Nó còn nằm ở việc trung thực với bản thân

  • Quản lý thời gian

“Hãy sắp xếp cuộc sống một cách trật tự. Hãy chăm lo công việc một cách tỉ mỉ.” ~ Benjamin Franklin

Khả năng quản lý tốt thời gian là kết quả của việc biết lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc. Đa số thói trì trệ trong công việc là biểu hiện của khả năng quản lý thời gian kém hiệu quả.

Việc biết cách quản lý thời gian hiệu quả là liệt kê những gì cần phải làm, ước lượng thời gian cần thiết, và sắp xếp trình tự thực hiện và bạn học cách lập và theo sát kế hoạch để có thể hoàn thành công việc.

  • Làm chủ tài chính cá nhân

“Đồng tiền làm thế giới vận hành một cách trơn tru” ~ John Kandẻr

Quản lý chi tiêu cẩn thận hay làm chủ tài chính cá nhân để đạt được những mục tiêu đòi hỏi sự tập trung cao độ, nó không chỉ dừng ở việc để ý kỹ điều khoản sử dụng thẻ tín dụng mà còn nằm ở khả nưng cân bằng ngân sách và đóng thuế. Ngoài ra, nó còn quyết định cách bạn đầu tư tiền bạc cho tương lai. Miỗi khi bạn mua một thứ gì đó để thoả mãn bản thân ngay tại chỗ, tức là bạn đã giảm nguồn đầu tư của mình dành cho tương lai.

Chương 2: Phát Triển Những Kỹ Năng Thể Chất

Khoẻ Mạnh * Chỉn Chu * Đánh Máy Giỏi * Viết Tay Tốt

Có sức khoẻ tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nguồn năng lượng và sự lanh lẹ cần thiết để thực hiện tốt công việc

Chỉn chu nghĩa là giữ cho vẻ ngoài gọn gàng, sạch sẽ, lịch thiệp. Ngoại hình của bạn thể hiện bạn là ai, và bạn phải quyết định bạn muốn ngoại hình của mình gì về mình.

Đánh máy 35 từ không lỗi trong vòng 1 phút là một khả năng bắt buộc phải có. Dù bạn là người thường xuyên làm việ với máy tính hoặc những thiết bị điện tử, bạn cũng cần kiểm tra khả năng đánh máy của bản thân. Vì hầu hết các công việc ở thời đại 4.0 đều cần viết báo cáo. Bạn có thể tự kiểm tra thông qua các trang web kiểm tra tốc độ gõ phím.

Sở hữu khả năng viết tay nhanh và dễ đọc là một tài sản vô cùng giá trị. Bạn có thể thuyết trình những gì bạn đã ghi lại một cách trung thực những vẫn sắp xếp thông tin theo cách thể hiện được quan điểm của bạn.

Chương 3: Giao Tiếp Bằng Lời

Giao tiếp bằng lời bao gồm việc nghe và nói. Có những người rất hoạt ngôn, cũng có những người rất biết lắng nghe, nhưng bạn cần phải làm tốt ở cả hai phương diện này. 

  • Giao tiếp một - một

Giao tiếp trực tiếp với một ai đó, trong bất kỳ môi trường nào, đều cần đến những kỹ nnăg nói chuyện lẫn lắng nghe. Kỹ năng giao tiếp một - một đòi hỏi bạn phải thiết lập được nhiều thói quen tốt cho bản thân như: đặt đúng câu hỏi để thể hiện rằng bạn hiểu những gì đối phương đang nói, không nên nói quá 30 giây mỗi lanà, không ngắt lời người khác một cách vô lý, và sử dụng từ ngữ mà cả hai bền đều hiểu. 

  • Thuyết trình

“Một diễn giả giỏi biết rõ thành bại của buổi nói chuyện không phụ thuộc vào anh ta - nó sẽ được quyết định bởi lý trí và trái tim của khán giả.” ~ Dale Carnegie

Để thành công khi thuyết trình trước công chúng bạn cần phải lên dàn ý cẩn thận và áp dụng nhiều cách thức khác nhau để có thể truyền tải đúng thông điệp của mình. Đẻ thu hút được sự chú ý của khán giả trong 60 giây - “một phút vàng” là bài thuyết trình của bạn đã thành công trong việc tạo ấn tượng ban đầu.

Một vài hướng dẫn để tạo ra tác động lớn hơn khi thuyết trình:

  • Ngôn ngữ cơ thể và giọng nói rõ ràng
  • Duy trì việc giao tiếp bằng mắt với khán giả
  • Tránh phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản
  • Tạo điều kiện để khán giả tham gia vào bài thuyết trình bằng cách đưa ra ví dụ và khuyến khích họ đặt câu hỏi.
  • Sử dụng hình ảnh minh hoạ

Chương 4: Giao Tiếp Văn Bản

Mục đích của giao tiếp văn bản cũng giống như giao tiếp bằng lời nói: tăng khả năng thấu hiểu lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều người. Dù bạn học chuyên ngành gì đi chẳng nữa, thời gian học đại học cũng sẽ cho bạn một cơ hội tuyệt vời để thực hành khả năng viết lách, nền tảng để bạn phát triển kỹ năng giao tiếp bằng văn bản

  • Có khả năng viết lách

Hãy cố gắng rèn luyện thành thạo kỹ năng viết lách và súc tích trường khi ra trường. Nếu có một ý tưởng nhưng chỉ có thể diễn đạt nó bằng bằng lời cho người nghe. Tuy nhiên, khi bạn trình bày ý tưởng đó bằng một bài viết súc tích và đăng nó trên các kênh truyền thông nội bộ. 

  • Biên tập và sửa bản in 
  • Sử dụng công cụ xử lý văn bản
  • Thuần thục giao tiếp trực tuyến

Chương 5: Làm Việc Trực Tiếp Với Người Khác

  • Xây dựng mối quan hệ tốt

Hãy dành thời gian để kết nối và tạo mối quan hệ thân thiết với người khác thông qua quá trình làm việc với nhau. Để làm tốt việc này, bạn phải chú ý đến nhiều yếu tố, bao gồm sự khác biệt về văn hoá, đạo đức, xã hội, và hoàn cảnh của mỗi người. 

  • Làm việc nhóm

“Đừng bao giờ hành động mà không bàn bạc trước với những người cùng nhóm.” ~ John Wooden

  • Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn

“Nếu bạn muốn hướng dẫn người khác điều gì đó, hãy làm mẫu cho họ thấy và sau đó để họ tự làm. Nếu họ làm sai thì ít ra họ cũng đã cố gắng. Phương thức này cũng đã giúp tôi trở nên kỹ lưỡng hơn khi giao phó công việc, bởi giảng dạy thông qua thực hành đòi hỏi người dạy phải nhớ răng mọi người đều có những cách khác nhau làm việc”.

Chương 6: Truyền Động Lực Người Khác

Dù là vai trò, chức vụ, vị trí công việc nào đều yêu cầu bạn phải có khả năng truyền động lực cho người khác để họ có hứng thú làm những việc mà họ không muốn làm. 

  • Quản lý nhân sự hiệu quả

Quản lý con người là sử dụng nguồn nhân lực được giao để truyền động lực cho họ chứ không phải kiểm soát họ mọi nơi mọi lúc. Họ cũng cần phải biết cách sử dụng các công cụ mà tổ chức của họ trao cho - bao gồm lương, quyền lợi, và những chương trình huấn luyện - để tạo động lực cho những người mà họ quản lý. 

  • Bán hàng thành công 

“Vấn đề chính trong bán hàng là tìm ra nhu cầu cơ bản, hoặc sở thích cốt lõi của khách hàng rồi bám chắc lấy nó.” ~ Fank Bettger

  • Quan điểm xã hội đúng đắn

“Một trong những hình phạt cho việc thờ ơ với chính trị là bạn sẽ bị kiểm soát bởi những người kém cỏi hơn mình.” ~ Plato

  • Lãnh đạo hiệu quả

“Một nhà lãnh đạo giống như một người chăn cừu… Anh ta đi sau cả đàn, cho những con nhanh nhẹn đi trước, để những con khác theo sau, sao cho cả đàn đều không biết rằng tất cả đều đang được điều khiển từ phía sau.” ~ Nelson Mandela

Chương 7: Thu Thập Thông Tin

Thu thập thông tin là điều kiện thiết yếu cho hầu hết mọi công việc. Nếu không có những thông tin cần thiết, sẽ rất khó để bạn thực hiện tốt công việc của mình.

  • Tìm kiếm trên web
  • Sử dụng tài liệu thư viện
  • Sử dụng cơ dữ liệu thương mại
  • Tiến hành phỏng vấn
  • Sử dụng các khảo sát
  • Lưu giữ và sử dụng tài liệu

Chương 8: Sử Dụng Những Công Cụ Định Lượng

  • Sử dụng số liệu
  • Sử dụng bảng biểu
  • Sử dụng các chương trình bảng tính

Chương 9: Hỏi Và Trả Lời Những Câu Hỏi Đúng

  • Nhận ra sự vô lý
  • Chú ý chi tiết
  • Áp dụng kiến thức của bản thân
  • Đánh giá hành động và chính sách 

Chương 10: Giải Quyết Vấn Đề

Để giải quyết vấn đề tốt, bạn phải quyết đoán; các kỹ năng của bạn như giao tiếp, tương tác, nghiên cứu, phân tích, … cũng phải xuất sắc. Thêm vào đó, người biết cách giải quyết vấn đề thường là người có tầm nhìn táo bạo để nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh.

  • Xác định vấn đề

Xác định vấn đề không chỉ là đơn giản nêu lên vấn đề đang tồn tại. Bạn cũng cần bằng chứng để chỉ ra vấn đề đó có thật. 

  • Tìm giải pháp khả thi

Giải quyết vấn đề thường liên quan đến việc giảm những tác động tiêu cực và không nhất thiết phải loại bỏ hết nguyên nhân của vấn đề.

  • Triển khai giải pháp
“Không có gì khó khăn, dễ thất bại và nguy hiểm bằng việc lập ra một trật tự mới cho mọi thứ.” Thà bạn đưa ra quyết định sai lầm còn hơn không thể tự mình ra quyết định. Nếu bạn có thể nói về cách bản thân kêu gọi sự hỗ trợ trong tổ chức để thực hiện một giải pháp, bạn sẽ gấy ấn tượng cho người phỏng vấn.
Còn tiếp...
Cảm ơn các bạn đã đọc.
VB
https://cdn.noron.vn/2023/05/05/dnp-hoc-gi-de-khong-that-nghiep-1683278503.jpg
Từ khóa: 

review sách

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng

,

sách

,

tâm lý học

,

giáo dục

,

tâm sự cuộc sống

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

Thất nghiệp không đáng sợ bằng không hiểu vì sao bản thân thất nghiệp. Cảm ơn bạn đã chia sẻ :)

Trả lời

Thất nghiệp không đáng sợ bằng không hiểu vì sao bản thân thất nghiệp. Cảm ơn bạn đã chia sẻ :)