Học ăn học nói học gói học mở - Bạn nghĩ gì về câu nói này?

  1. Văn hóa

Học ăn học nói học gói học mở - câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống cách ăn uống, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.Tưởng chừng như đơn giản nhưng có khi học cả đời cũng không xong được.  

Từ bé đã được dạy ăn, nhưng ăn gì, ăn như thế nào, ăn làm sao để có văn hóa, mới thể hiện là người lịch thiệp trong ăn uống. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hàm ý nhắc nhở mọi người cần thể hiện tư thế ăn uống đúng mực, phong cách ăn uống tế nhị, trông trước nhìn sau, kính trên nhường dưới để không trở thành kẻ phàm ăn tục uống. Ăn uống sao cho lịch sự, văn minh, điều độ vẫn là một nét đẹp làm nên văn hóa ứng xử của con người. Thế nên, học ăn  là một trong những cách học làm người. Trẻ lên ba học nói.  Nói để có thể giao tiếp với người lớn, mà con người phải học nói cả đời,  bởi nói năng là một phần thiết yếu làm nên văn hóa ứng xử.
Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết).
“Gói, mở” không đơn thuần là động tác “gói”, “mở” những quà tặng, vật dụng sinh hoạt, mà ý nghĩa sâu xa hơn, đó còn là thể hiện cách làm sao cho khéo léo, linh hoạt, sáng tạo; là cách ứng xử uyển chuyển, phù hợp với diễn biến muôn hình vạn trạng tình huống, hoàn cảnh trong cuộc sống; đó cũng là cách đối đáp, đền ơn, trả nghĩa sao cho có trước có sau, có đầu có cuối, vì một người khôn ngoan ngoài khả năng biết “gói” đúng lúc, cũng phải biết cách “mở” đúng chỗ, biết cân đối hài hòa giữa nhận và cho, giữa cống hiến, hy sinh và thụ hưởng. Thế nên, việc “học gói, học mở” của con người suy cho cùng cũng là một cách rèn luyện kỹ năng làm việc khéo léo và một cách bồi đắp kỹ năng sống tích cực, nhân văn.

Từ khóa: 

văn hóa

Câu tục ngữ trên dạy bảo chúng ta rằng những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp.
Nếu chỉ có "Ăn, Nói, Gói, Mở" ai chẳng làm được, thậm chí là những trẻ em 4-5 tuổi.
Nhưng trong câu tục ngữ "Học ăn học nói học gói, học mở" dạy cho chúng ta hiểu rằng:
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống, phải biết kính trên, nhường dưới.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Trả lời
Câu tục ngữ trên dạy bảo chúng ta rằng những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp.
Nếu chỉ có "Ăn, Nói, Gói, Mở" ai chẳng làm được, thậm chí là những trẻ em 4-5 tuổi.
Nhưng trong câu tục ngữ "Học ăn học nói học gói, học mở" dạy cho chúng ta hiểu rằng:
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống, phải biết kính trên, nhường dưới.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Mình hoàn toàn đồng ý rằng một con người để gọi là thực sự có văn hoá, thì một trong những kĩ năng cần phải có là văn hoá ứng xử, kĩ năng xã hội. Và sự thiếu các loại kĩ năng này thì kể cả những người được coi là 'trí thức', 'học thức cao', sở hữu học vị thạc sĩ tiến sĩ các thể loại vẫn có thể mắc phải.

Bản thân mình từng tiếp xúc một vài người, tuy rất giỏi, sỡ hữu kĩ năng cứng và chuyên môn rất tốt, nhưng vì quá 'ỷ lại' vào việc đó nên gần như không quan tâm đến việc phát triển các kĩ năng xã hội. Và việc gì đến phải đến, họ ít thành công trong việc xây dựng các mối quan hệ, hợp tác cộng tác với đồng nghiệp không tốt, và kết quả là con đường sự nghiệp bị ảnh hưởng xấu.

Học ăn học nói thì chắc chắn là dễ hiểu rồi. Còn học gói học mở thì mình đoán là có liên quan tới món tặng quà và nhận quà.

Không hiểu sao nó làm mình liên hệ tới môn đưa và nhận phong bì của thời nay. Hihi