Hoạt động học là gì Nêu đặc điểm của hoạt động học?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

Từ khóa: 

xã hội

,

giáo dục

1. Khái niệm hoạt động học Khi chúng ta nghe thấy từ “học” hay “học tập” hầu hết chúng ta nghĩ đó là việc nghiên cứu hay nghĩ đến hình ảnh của trường học, hoặc nghĩ về các môn học hay những kỹ năm mà chúng ta có ý định nắm vững như số học, ngoại ngữ, văn học, võ thuật, hóa học… Nhưng học tập không chỉ giới hạn trong trường học, chúng ta còn học trong cuộc sống hàng ngày như người học học đá cái chân để quả bóng chuyển động, thiếu niên học những lời bài hát mà chúng ưa chuộng, những người trung tuổi thích học những bài tập thể dục dưỡng sinh… và có người bỏ ra khoảng vài năm để tìm ra một mẫu áo mới hấp dẫn khi mẫu áo cũ ( một thời đã từng yêu mến) đã lỗi thời. Chúng ta không cố gắng để thích phong cách mới, và ghét bỏ phong cách cũ, nó dường như xảy ra rất tự nhiên như vậy thôi. Chúng ta không có ý định trở nên lo lắng khi bước lên sân khấu hay vào phòng thi… Tất cả hiện tượng này có được gọi là học tập ? Có lẽ nhận thức khái quát về học tập là quá trình lĩnh hội những kinh nhiệm và những kinh nhiệm này gây ra sự thay đổi khá sâu sắc trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Thay đổi có thể là có chủ ý hoặc không có chủ ý, tốt hơn hay tồi hơn. Hầu hết các nhà tâm lý học đồng ý với quan điểm này, tuy nhiên một số có xu hướng nhấn mạnh vào thay đổi ở kiến thức, số khác thì nhấn mạnh ở hành vi. Những nhà tâm lý học nhận thức đã tập trung nhấn mạnh vào những thay đổi trong kiến thức, tin rằng học tập là hoạt động trí tuệ bên trong mà không thể quan sát trực tiếp (Schwartsz và Reisberg, 1991). Để hiểu được hoạt động học tập là gì, chúng ta cần phải hiểu khái niệm “học” và khái niệm “hoạt động học”. Khái niệm “học” dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức hàng ngày, nghĩa là học qua lao động, vui chơi, qua kinh nhiệm. Hoạt động này đem lại cho con người những tri thức tiền khoa học, hình thành được những năng lực thực tiễn, trực tiếp do kinh nhiệm hàng ngày mang lại. Khái niệm ‘hoạt động học”dùng để chỉ hoạt đông học diễn ra theo phương thức nhà trường – một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổ chức, điều khiển,nội dung, trình tự v.v…). Qua hoạt động học người học tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Vậy hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhắm phát triển nhân cách của chính mình. 2. Đặc điểm của hoạt động học a. Hoạt động học là hoạt động có đối tượng và có ý thức Đối tượng của hoạt động học chính là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng của môn học hay một khoa học. Mục đích của việc học là giúp cho con người chiếm lĩnh toàn bộ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo và hình thành nên thái độ của mình, và giúp con người có khả năng, năng lực làm việc mới. Vì vậy, học tập là một quá trình căng thẳng, là quá trình người học phải vận dụng tích cực những chức năng tâm lý của mình như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… để lĩnh hội tri thức. Vì vậy, giáo viên cần phải làm cho đối tượng cần chiếm lĩnh xuất hiện trong ý thức của người học. Sự tiếp thu lĩnh hội này là sự tiếp thu có tính tự giác cao có nghĩa là được chủ thể biến thành nhiệm vụ của mình và tích cực chiếm lĩnh. Vì vậy người dạy cần phải tổ chức học tập phát huy được tính tích cực của người học, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức và phát hiện được đối tượng của chính việc nhận thức b. Kết quả của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân Học tập làm thay đổi chính bản thân người học trong sự thay đổi của môi trường xung quanh. Người học phát huy những giá trị tinh hoa mà loài người ở thế hệ trước đã để lại trong sản phẩm đồ vật, trong các mô hình… và biến nó thành cái của chính mình, phát triển nhân cách của mình. Vì vậy, người học càng tiếp thu được đối tượng sâu sắc bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ càng ngày càng được phát huy bấy nhiêu và sự thay đổi tâm lý trong chính họ ngày càng lớn lao và mạnh mẽ. c. Hoạt động học giúp người học tiếp thu cả tri thức thuộc phạm trù Cái và phạm trù Cách Hoạt động học không những giúp người học tiếp thu những tri thức lý luận, kỹ năng, kỹ xảo mà còn tiếp thu tri thức của bản thân hoạt động tức là tiếp thu về phương pháp hoạt động, hay nói cách khác là cách tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc hình thành cách học cho người học và đây sẽ là công cụ hàng ngày không thể thiếu được của họ. Mặt khác, nội dung và tính chất của cách học sẽ quyết định chất lượng của việc lĩnh hội tri thức và đến một lúc nào đó tri thức lại đủ sức trở thành công cụ phục vụ cho việc tiếp thu tri thức mới nên cần tiến hành hai hoạt động này song song.
Trả lời
1. Khái niệm hoạt động học Khi chúng ta nghe thấy từ “học” hay “học tập” hầu hết chúng ta nghĩ đó là việc nghiên cứu hay nghĩ đến hình ảnh của trường học, hoặc nghĩ về các môn học hay những kỹ năm mà chúng ta có ý định nắm vững như số học, ngoại ngữ, văn học, võ thuật, hóa học… Nhưng học tập không chỉ giới hạn trong trường học, chúng ta còn học trong cuộc sống hàng ngày như người học học đá cái chân để quả bóng chuyển động, thiếu niên học những lời bài hát mà chúng ưa chuộng, những người trung tuổi thích học những bài tập thể dục dưỡng sinh… và có người bỏ ra khoảng vài năm để tìm ra một mẫu áo mới hấp dẫn khi mẫu áo cũ ( một thời đã từng yêu mến) đã lỗi thời. Chúng ta không cố gắng để thích phong cách mới, và ghét bỏ phong cách cũ, nó dường như xảy ra rất tự nhiên như vậy thôi. Chúng ta không có ý định trở nên lo lắng khi bước lên sân khấu hay vào phòng thi… Tất cả hiện tượng này có được gọi là học tập ? Có lẽ nhận thức khái quát về học tập là quá trình lĩnh hội những kinh nhiệm và những kinh nhiệm này gây ra sự thay đổi khá sâu sắc trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Thay đổi có thể là có chủ ý hoặc không có chủ ý, tốt hơn hay tồi hơn. Hầu hết các nhà tâm lý học đồng ý với quan điểm này, tuy nhiên một số có xu hướng nhấn mạnh vào thay đổi ở kiến thức, số khác thì nhấn mạnh ở hành vi. Những nhà tâm lý học nhận thức đã tập trung nhấn mạnh vào những thay đổi trong kiến thức, tin rằng học tập là hoạt động trí tuệ bên trong mà không thể quan sát trực tiếp (Schwartsz và Reisberg, 1991). Để hiểu được hoạt động học tập là gì, chúng ta cần phải hiểu khái niệm “học” và khái niệm “hoạt động học”. Khái niệm “học” dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức hàng ngày, nghĩa là học qua lao động, vui chơi, qua kinh nhiệm. Hoạt động này đem lại cho con người những tri thức tiền khoa học, hình thành được những năng lực thực tiễn, trực tiếp do kinh nhiệm hàng ngày mang lại. Khái niệm ‘hoạt động học”dùng để chỉ hoạt đông học diễn ra theo phương thức nhà trường – một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổ chức, điều khiển,nội dung, trình tự v.v…). Qua hoạt động học người học tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Vậy hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhắm phát triển nhân cách của chính mình. 2. Đặc điểm của hoạt động học a. Hoạt động học là hoạt động có đối tượng và có ý thức Đối tượng của hoạt động học chính là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng của môn học hay một khoa học. Mục đích của việc học là giúp cho con người chiếm lĩnh toàn bộ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo và hình thành nên thái độ của mình, và giúp con người có khả năng, năng lực làm việc mới. Vì vậy, học tập là một quá trình căng thẳng, là quá trình người học phải vận dụng tích cực những chức năng tâm lý của mình như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… để lĩnh hội tri thức. Vì vậy, giáo viên cần phải làm cho đối tượng cần chiếm lĩnh xuất hiện trong ý thức của người học. Sự tiếp thu lĩnh hội này là sự tiếp thu có tính tự giác cao có nghĩa là được chủ thể biến thành nhiệm vụ của mình và tích cực chiếm lĩnh. Vì vậy người dạy cần phải tổ chức học tập phát huy được tính tích cực của người học, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức và phát hiện được đối tượng của chính việc nhận thức b. Kết quả của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân Học tập làm thay đổi chính bản thân người học trong sự thay đổi của môi trường xung quanh. Người học phát huy những giá trị tinh hoa mà loài người ở thế hệ trước đã để lại trong sản phẩm đồ vật, trong các mô hình… và biến nó thành cái của chính mình, phát triển nhân cách của mình. Vì vậy, người học càng tiếp thu được đối tượng sâu sắc bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ càng ngày càng được phát huy bấy nhiêu và sự thay đổi tâm lý trong chính họ ngày càng lớn lao và mạnh mẽ. c. Hoạt động học giúp người học tiếp thu cả tri thức thuộc phạm trù Cái và phạm trù Cách Hoạt động học không những giúp người học tiếp thu những tri thức lý luận, kỹ năng, kỹ xảo mà còn tiếp thu tri thức của bản thân hoạt động tức là tiếp thu về phương pháp hoạt động, hay nói cách khác là cách tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc hình thành cách học cho người học và đây sẽ là công cụ hàng ngày không thể thiếu được của họ. Mặt khác, nội dung và tính chất của cách học sẽ quyết định chất lượng của việc lĩnh hội tri thức và đến một lúc nào đó tri thức lại đủ sức trở thành công cụ phục vụ cho việc tiếp thu tri thức mới nên cần tiến hành hai hoạt động này song song.

Cho tui hỏi hc hc nx hc mãi giải thích