Hoàng tử Lê Duy Cận?

  1. Lịch sử

Cafe sáng cùng nhà báo Lê Hải, chú là hậu duệ của hoàng tử Lê Duy Cận, nhà Lê trung hưng.

Duy Vỹ và Duy Cận là con trai hoàng đế Lê Hiển Tông. Duy Vỹ đẹp trai, tài giỏi, nên được chúa Trịnh Doanh rất thích. Thái tử Duy Vỹ cũng là người có khát vọng giành lại quyền lực thật sự cho nhà Lê từ tay họ Trịnh.

Một hôm ăn cơm, thế tử Trịnh Sâm vào ngồi cùng mâm với Duy Vỹ thì thái tử đứng dậy bỏ đi:

-Vua tôi không thể ngồi ngang hàng được.

Trịnh Sâm rất căm tức, do đó tìm cách giết Duy Vỹ. Hôm thái tử chết cả Thăng Long đều khóc thương, bởi vì nếu ông còn thì có lẽ vận nước Việt đã khác. Thành thử em trai Lê Duy Cận được kế vị, nhưng hoàng gia lại muốn Lê Duy Khiêm làm vua. 

Khi quân Tây Sơn ra bắc, vốn thân thiết với Duy Cận, công chúa Ngọc Hân xin cho anh nối ngôi cha. Tuy nhiên nhận được phản ứng quá dữ dội của mọi người nên Ngọc Hân sợ. Sau một hồi bàn bạc, phò mã Nguyễn Huệ đưa Duy Khiêm lên ngôi, sử gọi Chiêu Thống hoàng đế.

Về sau khi Chiêu Thống chạy sang Thanh, Duy Cận được cử làm Giám quốc trong thời gian đất bắc vắng bóng vua. Cho đến khi Nguyễn Huệ trở thành Quang Trung và chấm dứt 3 thế kỷ cai trị của dòng họ danh giá này.

Từ khóa: 

lịch sử

Sau đó, Lê Duy Cận đi đâu, mộ ở đâu các bạn nhỉ?

Trả lời

Sau đó, Lê Duy Cận đi đâu, mộ ở đâu các bạn nhỉ?

Tôi có 1 thắc mắc trong thời gian dài qua, đó là: Lê Duy Cận có phải là anh cùng mẹ với Lê Ngọc Hân không? Nếu không thì làm sao Ngọc Hân phải đứng về phía Duy Cận, ủng hộ cho Duy Cận lên ngôi mà không ủng hộ Lê Duy Khiêm? Nhưng nếu phải thì rõ là rất nhiều tài liệu, kể cả tài liệu đương thời đã chép nhầm, khi cho rằng bà Phù Ninh từ cung chỉ có 1 người con gái là Ngọc Hân?

Chính xác ở đây là Trịnh Sâm muốn. Duy Cận được Nguyễn phi của Trịnh Doanh ủng hộ, Sâm sợ nếu Cận nắm quyền thì cái ghế chúa Trịnh của mình cũng không ổn, đồng thời y cũng mong muốn quyền hành lớn hơn, nên mong muốn lập Duy Khiêm (con Duy Vĩ) để dễ kiểm soát. Hai bên đấu tranh mãi tới khi Trịnh Sâm mất, phe Duy Cận âm mưu giết Duy Khiêm không thành thì địa vị thừa kế mới được xác định. Duy Khiêm thành Hoàng thái tôn, sau là Lê Chiêu Tông, Duy Cận buộc phải nhường địa vị thái tử và giáng xuống Sùng Nhượng Công.

Tại sao hoàng gia lại muốn Lê Duy Khiêm làm vua mà Ko phải Lê Duy Cận nhỉ?

Có khi nào là do muốn thôn tính dễ hơn vì thế tử đó bất lực :)