Hoa Súng Đen - Một tác phẩm trinh thám rối tinh kinh hoàng!
Trước tiên, là nói về từng nhân vật một, những người phụ nữ với vai trò là trung tâm đầu mối của toàn bộ mạch truyện.
Người thứ nhất là một bà lão nghe có vẻ lẩm cẩm khi suốt ngày cứ lải nhải về những sự việc xung quanh mình với đại từ nhân xưng rất cá nhân là "tôi". “Tôi” độc ác nhưng “Tôi” rất uyên bác, có thể thấu hiểu mọi chuyện mà không cần phải chứng minh. Ngày ngày “Tôi” cứ đứng ở trên cao, trong cái nhà xay bột kiên cố ấy để nhìn xuống bao quát tất cả mọi việc. “Tôi” chứng kiến và dung nạp vào đầu mọi sự xảy ra xung quanh như một nhân chứng sống, một "mụ phù thủy" ác độc và cay nghiệt. Chẳng có ai là đẹp đẽ trong mắt “Tôi”, cho dù đó là Stephanie Dupain - người thứ hai dối trá hay Fanette - người còn lại thứ ba mà theo mô tả của “Tôi” là vô cùng ích kỷ.
Tất cả bắt đầu bằng một vụ án mạng xét về mặt chuyên môn thì vô cùng tàn nhẫn như chưa hề có sự yêu thương.
Đấy là một án mạng rất tàn khốc. Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và cách giải quyết sau cùng của nó cũng tàn khốc không kém. Theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Theo dõi diễn biến của nó, mệt mỏi với nó, chán nản với nó, thậm chí là muốn bỏ cuộc với nó, rốt cuộc tôi đã vẫn nghi ngờ và hoang mang mãi cho đến tận những dòng cuối cùng, ngay cả khi sự thật đã được tiết lộ từng chút từng chút một. Tôi có cảm tưởng rồi tác giả sẽ sai lầm ở một chi tiết nào đó, và tôi những tưởng đã nhìn thấy sai lầm nhỏ nhặt đó, thậm chí đã hí hửng đến mức nghĩ ồ lên chắc chắn tác giả sẽ bị "quên" mà không giải thích cho chi tiết đó. Nhưng tôi nhầm to, vì không có sai lầm nào hết, không có chi tiết nào bị bỏ quên hay xuất hiện không có mục đích.
Từng nhân vật hiện ra theo mô tả (hay kể lại, và hồi tưởng lại) của nhân vật già lẩm cẩm “Tôi” một cách vô cùng sống động và chi tiết. Chi tiết đến từng tính cách nhỏ, từng suy nghĩ tâm lý nhỏ. Chuyển biến nội tâm của từng nhân vật cũng được phơi bày một cách công khai nhất, rõ ràng nhất như bức tranh được vẽ với những màu sắc có sáng có tối, có buồn có vui, không lẫn lộn màu này với màu kia hay cảnh này chồng chất lên cảnh kia. Tất cả mọi người liên quan đến nhau, cùng xuất hiện trong bức tranh, trên nền khung cảnh của khu vườn Giverny xinh đẹp. Mặc kệ họa sĩ thiên tài Claude Monet cứ được nhắc đi nhắc lại từ đầu truyện đến cuối truyện; mặc kệ những chi tiết xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông ta mà tôi thực sự không cần thiết phải biết đến; tôi chỉ quan tâm đến cái kết trời ơi đất hỡi mà Michel Bussi đã vẽ nên. Cái kết như một bức tranh bị phủ một lớp bụi mờ khi phải chịu số phận bị bỏ xó đến mốc meo trong góc tối nhiều thập kỷ mà chẳng ai đoái hoài đến (hay nói cách khác là muốn đoái hoài đến nhưng không biết nằm ở xó nào để lôi ra). Lý giải của kẻ giết người (và cả giết chó) khiến tôi thực sự rùng mình, bởi vì không hiểu nổi trên đời này lại có thể tồn tại một thứ tình yêu phi lý trí như thế, có thể tồn tại một thứ tội ác nhân danh một điều được cho là tốt đẹp đến thế.
Ba người phụ nữ, hay nói cách khác chỉ là một người duy nhất, trải qua một quá trình sống với quá nhiều biến cố. Từ chỗ một thiên tài bẩm sinh với khả năng vẽ tranh cảm nhận nghệ thuật thiên phú, cô bé Fanette đã trở nên ích kỷ như thế nào khi tâm hồn chất chứa nỗi cô đơn sâu thẳm mà chỉ có Paul và ông già James mới thấu hiểu nổi? Từ chỗ một cô bé sôi nổi tràn đầy sức sống, Fanette đã trở thành một Stephanie Dupain dối trá và đầy lòng khổ tâm ra sao? Để rồi từ chỗ một cô gái xinh đẹp là điểm nhấn của toàn bộ bức tranh trong một khung tranh đầy xuân sắc, Stephanie Dupain đã biến thành một “mụ phù thủy” cay nghiệt với cuộc đời, cay đắng với con người như thế nào? Tất cả nằm ở nét chấm phá đơn sắc nhưng có sức công phá mãnh liệt đến toàn bộ bức tranh: nhân vật Vincent hay Jacques Dupain!
Nói một cách chân thật, tôi chẳng hề thích bất cứ một nhân vật nào trong Hoa Súng Đen cả. Ngay cả thanh tra dở người Laurenç Sérénac với giác quan thứ sáu nhạy bén hay cấp phó nhiệt huyết đầy đam mê với công việc Sylvio Bénavides. Chưa kể, vị thanh tra Sérénac ấy đã làm tôi thất vọng ghê gớm, khi phải chấp nhận chịu thua và bỏ cuộc ngay thời điểm người ta cần đến sự can thiệp của mình nhất. Bỏ cuộc không hề biết xấu hổ, để rồi về hưu ở ẩn với một danh xưng khác, mặc cho người đời tựng xung ca ngợi mình là một huyền thoại trong nghề như thế nào, một thanh tra tài giỏi ra sao. Để làm chi thế?
Ấy vậy mà cuối cùng vị thanh tra ấy cũng xuất hiện trở lại, như một điều không thể tránh khỏi. Số phận trêu ngươi, dù cho muốn trốn tránh cỡ nào thì cũng bị lôi ra trở lại. Và tôi quả thật là mắc mệt với cái thứ "Vì Trái đất tròn, những người yêu nhau sẽ lại về với nhau". Về lại với nhau chi khi người ta vẫn luôn ra rả cái điệp khúc cho rằng hạnh phúc không hề là đích đến mà chính là hành trình? Một hành trình dài dằng dặc sống không bằng chết, hạnh phúc "đắm đuối" như thế tại sao không chớp lấy thời cơ cải thiện ngay lúc đấy? Nhưng mà dù sao đi nữa thì cuối cùng người tưởng chết hóa ra lại sống, lại hồi sinh, thế thôi thôi thế cũng được, di sản còn lại của tuổi già. Từng người tình bỏ “Tôi” đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, là... Neptune! Tới sáu chú Neptune lận chứ ít gì. Ít ra cũng phải có một Laurentine nào đó thay thế cho sáu Neptune chứ lị rị mọ hihihi.
Bởi mình đã rùng mình đến sợ hãi khi phát súng ấy nổ lên. Phát súng bắn vỡ mõm chú chó Neptune đầu tiên ấy! Nếu là hình ảnh trên phim, có thể mình đã bật khóc nức nở rồi. 😂
Từng nhân vật hiện ra theo mô tả (hay kể lại, và hồi tưởng lại) của nhân vật già lẩm cẩm “Tôi” một cách vô cùng sống động và chi tiết. Chi tiết đến từng tính cách nhỏ, từng suy nghĩ tâm lý nhỏ. Chuyển biến nội tâm của từng nhân vật cũng được phơi bày một cách công khai nhất, rõ ràng nhất như bức tranh được vẽ với những màu sắc có sáng có tối, có buồn có vui, không lẫn lộn màu này với màu kia hay cảnh này chồng chất lên cảnh kia. Tất cả mọi người liên quan đến nhau, cùng xuất hiện trong bức tranh, trên nền khung cảnh của khu vườn Giverny xinh đẹp. Mặc kệ họa sĩ thiên tài Claude Monet cứ được nhắc đi nhắc lại từ đầu truyện đến cuối truyện; mặc kệ những chi tiết xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông ta mà tôi thực sự không cần thiết phải biết đến; tôi chỉ quan tâm đến cái kết trời ơi đất hỡi mà Michel Bussi đã vẽ nên. Cái kết như một bức tranh bị phủ một lớp bụi mờ khi phải chịu số phận bị bỏ xó đến mốc meo trong góc tối nhiều thập kỷ mà chẳng ai đoái hoài đến (hay nói cách khác là muốn đoái hoài đến nhưng không biết nằm ở xó nào để lôi ra). Lý giải của kẻ giết người (và cả giết chó) khiến tôi thực sự rùng mình, bởi vì không hiểu nổi trên đời này lại có thể tồn tại một thứ tình yêu phi lý trí như thế, có thể tồn tại một thứ tội ác nhân danh một điều được cho là tốt đẹp đến thế.
Ba người phụ nữ, hay nói cách khác chỉ là một người duy nhất, trải qua một quá trình sống với quá nhiều biến cố. Từ chỗ một thiên tài bẩm sinh với khả năng vẽ tranh cảm nhận nghệ thuật thiên phú, cô bé Fanette đã trở nên ích kỷ như thế nào khi tâm hồn chất chứa nỗi cô đơn sâu thẳm mà chỉ có Paul và ông già James mới thấu hiểu nổi? Từ chỗ một cô bé sôi nổi tràn đầy sức sống, Fanette đã trở thành một Stephanie Dupain dối trá và đầy lòng khổ tâm ra sao? Để rồi từ chỗ một cô gái xinh đẹp là điểm nhấn của toàn bộ bức tranh trong một khung tranh đầy xuân sắc, Stephanie Dupain đã biến thành một “mụ phù thủy” cay nghiệt với cuộc đời, cay đắng với con người như thế nào? Tất cả nằm ở nét chấm phá đơn sắc nhưng có sức công phá mãnh liệt đến toàn bộ bức tranh: nhân vật Vincent hay Jacques Dupain!
Nói một cách chân thật, tôi chẳng hề thích bất cứ một nhân vật nào trong Hoa Súng Đen cả. Ngay cả thanh tra dở người Laurenç Sérénac với giác quan thứ sáu nhạy bén hay cấp phó nhiệt huyết đầy đam mê với công việc Sylvio Bénavides. Chưa kể, vị thanh tra Sérénac ấy đã làm tôi thất vọng ghê gớm, khi phải chấp nhận chịu thua và bỏ cuộc ngay thời điểm người ta cần đến sự can thiệp của mình nhất. Bỏ cuộc không hề biết xấu hổ, để rồi về hưu ở ẩn với một danh xưng khác, mặc cho người đời tựng xung ca ngợi mình là một huyền thoại trong nghề như thế nào, một thanh tra tài giỏi ra sao. Để làm chi thế?
Ấy vậy mà cuối cùng vị thanh tra ấy cũng xuất hiện trở lại, như một điều không thể tránh khỏi. Số phận trêu ngươi, dù cho muốn trốn tránh cỡ nào thì cũng bị lôi ra trở lại. Và tôi quả thật là mắc mệt với cái thứ "Vì Trái đất tròn, những người yêu nhau sẽ lại về với nhau". Về lại với nhau chi khi người ta vẫn luôn ra rả cái điệp khúc cho rằng hạnh phúc không hề là đích đến mà chính là hành trình? Một hành trình dài dằng dặc sống không bằng chết, hạnh phúc "đắm đuối" như thế tại sao không chớp lấy thời cơ cải thiện ngay lúc đấy? Nhưng mà dù sao đi nữa thì cuối cùng người tưởng chết hóa ra lại sống, lại hồi sinh, thế thôi thôi thế cũng được, di sản còn lại của tuổi già. Từng người tình bỏ “Tôi” đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, là... Neptune! Tới sáu chú Neptune lận chứ ít gì. Ít ra cũng phải có một Laurentine nào đó thay thế cho sáu Neptune chứ lị rị mọ hihihi.
Bởi mình đã rùng mình đến sợ hãi khi phát súng ấy nổ lên. Phát súng bắn vỡ mõm chú chó Neptune đầu tiên ấy! Nếu là hình ảnh trên phim, có thể mình đã bật khóc nức nở rồi. 😂
hoa súng đen
,michel bussi
,review sách
,sách
Nội dung liên quan