Hoa Sen Trong Nghệ Thuật & Điêu Khắc
Hoa Sen là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất của Phật giáo đặc biệt Phật giáo Việt Nam. Hoa này thường được dùng làm họa tiết trang trí, làm pháp khí cầm tay và đặc biệt là tòa ngồi của các vị Phật, Bồ Tát, tổ sư... Ngoài ra hoa còn được làm Dụđểđặt tên các Kinh như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, bộ kinh nổi tiếng bậc nhất ở Đông á.
Hoa này có thể được mô tả nguyên trạng hoặc là xuất hiện dưới dạng cách điệu, thậm chí một số tòa sen trong tranh tượng khá giống với các loại Mẫu Đơn, Cúc nhưng đó vẫn là tòa sen chứ không phải tòa mẫu đơn hay tòa cúc, 1 dạng cát tường hóa của loại hoa này được trang trí như hoa dây còn có tên Bảo Tướng nhưng đây không phải chủ đề khía cạnh tôn giáo mà bài viết muốn đề cập.
Các loại tòa sen ở Vn thì đời Lý Trần và Mạc khá đa dạng hơn các thời Lê Nguyễn sau này.
Có 2 dạng thức chính của loại này đó là 1 loại tòa cánh sen hướng lên như các đóa hoa bình thường và loại cánh sen phát triển theo cả 2 hướng như 1 bông sen và cái bóng của nó trên mặt hồ vậy kiểu như 1 đài sen kép. Đa phần các tòa là dạng 1 dầu có 1 lớp cánh sen nhỏở cuối hướng xuống nhưng mà đài sen kép mà tác giả muốn nói là dạng các lớp cân xứng cả 2 chiều. Kiến giải ý nghĩa về việc này thì có một số ý sau đây
Khi cánh sen hướng lên biểu thị hướng về Tương Lai
Khi cánh sen phát triển cả 2 phía trên dưới biểu thị cho thông suốt 3 thời Qúa Khứ Hiện Tại Tương Lai
Còn 1 loại tòa nữa đó là chỉ có cánh sen hướng xuống thị biểu thị hướng về Qúa Khứ nhưng loại này hầu như không gặp ở Việt Nam, hiện tại chỉ còn vùng Tây Tạng, Hy Mã Lạp Sơn... có dùng.
Sự hướng xuống của cánh sen cũng gặp ở các bệđá đời Trần ở vn nhưng đó là các phân khúc trong 1 tổng thể có lên có xuống. Còn các chân cột đá cánh sen thì hướng xuống nhưng đó là cấu kiện có vẻ xuất hiện từ ý nghĩa tôn giáo nhưng không chuyên biệt chỉ có chùa mới dùng mà rất nhiều công trình dạng khác cũng dùng và nó thích ứng theo cấu tạo từđỉnh đến chân đế cột chứ không từ ý nghĩa Tam Thời như trên.
1 cách biểu hiện về tam thời khác của hoa sen đó là trạng thái hoa như Nở rộ tương trưng cho quá khứ, Hé nở tượng trưng hiện tại còn Nụ là biểu hiện của thì tương lai.
Ngoài thì gian thì hoa còn biểu thị cả không gian Tam giới nữa
phần dưới bùn tượng trưng cho Dục giới
Ngó sen xuyên qua nước là biểu trưng cho Sắc giới
còn Hoa nở rộ trên mặt nước biểu trưng Vô Sắc giới.
Các loại hoa sen đời Lý Trần, Mạc và cả 1 sốđời Lê được tạo rất chi tiết cầu kỳ như thểđược nạm ngọc ngà châu báu đó là biểu thị của 1 đóa sen Thất bảo trân quý tượng trưng cho các loại Công Đức.
Chủ yếu xuất hiện trên các vật liệu đá, gỗ nên hoa sen điêu khắc cơ bản là màu đỏ và vàng, ít ai nghĩđến màu sắc các đóa sen trên đá nhưng màu của các loại hoa sen cũng biểu thị ý nghĩa vô cùng to lớn như :
Sen Trắng biểu thị khắc trừ Si
Sen Xanh Lam biểu thị khắc trừ Sân
Sen Vàng biểu thị khắc trừ Mạn
Sen Đỏ biểu thị khắc trừ Tham
Sen Xanh Lục biểu thị khắc trừ Nghi
Từ việc tiêu trừ 5 loại này đểđược 5 Trí là Pháp giới thể tính trí, Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tính Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí.
Hoa sen xanh lam cũng biểu hiện của Trí Tuệ nên còn có tên riêng là hoa Ưu Bát La.
Hoa sen cũng tượng trưng cho trí tuệ Tánh Không, 2 vị bồ tát thị giả bên Đức A Di Đà là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí đôi khi còn được gọi theo tên 2 pháp khí trên tay nên có tên Liên Hoa Thủ và Kim Cương Thủ, khi đó hoa sen và chày Kim cương là bộđôi nêu biểu Không - Sắc, các đóa hoa dạng cầm tay thường là 8 hoặc 16 cánh.
Các tượng ở Vn hiện nay đa số tòa sen tiết diện là dạng thuôn đều theo dáng ngồi khoanh chân nhưng hiểu thì vẫn phải coi tòa sen là các hình tròn như các đóa hoa tự nhiên.
Trên cánh là đài sẽ tạc như 1 tràng hạt chạy xung quanh biểu thị nhụy hoa... trên đó là 1 đĩa gỗ sau đó mới đặt tượng thì đĩa tròn đó tượng trưng Nhật Luân, Nguyệt Luân.
nói tới đây tôi lại nhớ bài kệ trong Kinh
Như Hoa sen không thấm nước
Như Nhật Nguyệt không trụ hư không
Biến khắp mười phương các cảnh giới
Đoạn trừ các khổ của ác đạo...