Hoả Phụng Liêu Nguyên - Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất Về Đề Tài Chiến Tranh Và Đề Tài Lịch Sử
Bạn nghĩ điều gì quan trọng nhất trong đời người, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, thành công hay vinh quang. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những điều đó. Nhưng thứ quý báu nhất mà mỗi chúng ta tuyệt nhiên không ai muốn đánh mất chính là một cuộc sống thật sự ý nghĩa. Một cuộc sống thật sự ý nghĩa là điều đáng để đánh đổi nhất vì nó bao hàm tất cả nhừng gì thật sự đáng sống. Nếu tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên không dạy tôi điều này thì có lẽ đến bây giờ tôi vẫn không hiểu hết về kiếp nhân sinh của tôi và của toàn nhân loại.
Vĩnh Biệt Tiểu Mạnh - Luật Nhân Quả
Từ Châu thất thủ, Quân Tào Tháo tràn vào thành. Tàn Binh Tiểu Mạnh bắn một mũi tên ám sát Tào Tháo. Tào Tháo không chết do được Hạ hầu Đôn bảo vệ. Hạ Hầu Đôn phi một ngọn giáo giết chết Tiểu Mạnh. Trước khi vĩnh viễn rời bỏ thế gian, tất cả ký ức trong đời ồ ạt hiện về trong dòng xúc cảm mạnh mẽ như để đưa tiễn cô lần cuối. Tiểu Mạnh nhớ, rất nhớ bờ vai vững chắc của Quách Ngang, nhớ cánh tay uy mãnh khi cầm Lưu Tinh Chuỳ của "tên đầu trọc", nhớ phong thái lãng tử nhưng cước pháp cực kỳ điêu luyện của Trương Lôi. Nhớ dung mạo "thiếu niên anh tuấn" cùng Thường Sơn Triệu Gia Kiếm uy chấn thiên hạ của Liêu Nguyên Hoả. Nhưng điều Tiểu Mạnh nhớ nhất là những tội ác của mình, nhớ lần đầu tiên giết người, nhớ những khi hoạn lạc, chìm đắm trong cái thế giới tội ác mà bây giờ cô ước mình chưa bao giờ sa vào. Càng nhớ lại càng đau đớn, càng đau đớn lại càng hối hận, càng hối hận lại càng muốn mau chóng giải thoát nhưng trong tâm hồn ấy vẫn có một chút gì đó vấn vương với thế giới này. Phải chăng là vì mối tình với Hoả vẫn còn đè nặng trên vai. Dù là đáng thương nhưng không phải Tiểu Mạnh không có tội. Thời bình giết một người, hoảng loạn, đau đớn, dằn vặt suốt mấy ngày. Thời chiến giết một người vui mừng , tự đắc suốt mấy ngày. Nhưng giết bao nhiêu phải đền bấy nhiêu. Vận mệnh có thể xô ngã con người đưa con người vào bóng tối nhưng con người phải làm chủ vận mệnh. Đường ngắn hay dài không quan trọng, ta không cất bước thì sẽ không bao giờ đến nơi. Dù là con đường ánh sáng hay bóng tối thì đều như vậy thôi. Nếu là con đường ánh sáng, ta kiên quyết đi đến cùng, trung kiên mãnh liệt quét sạch mọi vật cản và chiến đấu tới cùng cực giới hạn thì kể cả ma vương, chúa quỷ có cản đường, có kéo ta giật lùi lại đằng sau cũng phải bất lực trước ta. Nếu là con đường bóng tối, một khi bước đi trên nó, chìm đắng, hoan lạc trong nó thì ta không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Và ta không thể đồ thừa cho bất cứ ai kể cả số phận, đây không phải là trò chơi đổ lỗi. Ta lại càng không thể kêu gào rằng ta đáng thương, ta bị số phận nhấn chìm. Tất cả chỉ là nguỵ biện.
Loài vật lớn lên trong sự giam cầm, Ta được sống đủ lâu rồi. (Trích lời nhân vật Tiểu Mạnh trong tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).
Nhưng không có nghĩa là Tiểu Mạnh không đáng được cảm thông. Một kẻ huỷ diệt thế giới như Adolf Hitler cũng đáng được thông cảm thì lý gì Tiểu Mạnh không đáng được thông cảm? Vì sao vậy? Bởi kẻ đáng thương tất có phần đáng trách, người đáng trách tất có phần đáng thương. Thật đau xót cho câu nói trước khi sang thế giới bên kia của cô: "Loài vật lớn lên trong sự giam cầm, ta được sống đủ lâu rồi". Thế mới biết một cuộc sống thật sự ý nghĩa quý giá biết bao.
Trần Cung Vĩnh Viễn Ra Đi- Chữ Hiếu Trong Chiến Tranh Phi Nghĩa Tranh Giành Quyền Lực ?
Hiếu là gì ?
Lầu Bạch Môn, tuyết rơi rất nhiều, tuyết phủ đầy mặt đất, tuyết trắng xoá đường đi nhưng không vì thế mà lòng người nguội lạnh. Ai thờ chủ nấy nhưng tráng sĩ phục tráng sĩ, anh hùng lại trọng anh hùng. Giữa mùa đông tuyết rơi, thành Từ Châu thất thủ, Lữ Bố đại bại, các nhân vật chủ chốt trong quân Lữ Bố lần lượt lên đoạn đầu đài, người nối người xuống điện Diêm La. Ai có thể không đáp khi tử thần gọi tên? Không một ai! Từ "Chiến Thần" năm xưa đến tiểu tướng trong quân Lữ Bố đều như vậy. Giữa trời tuyết lạnh ấy, vang lên giọng nói của một vị tráng sĩ quân Lữ Bố: "Nương tử, nàng đưa mẫu thuẫn về đi, ngoài trời lạnh lắm". Trước khi lưỡi đao hạ xuống, vị tráng sĩ còn kịp nói lời cuối: "Mẫu thân, hài nhi bất hiếu". Đệ Nhất Trí Giả Trần Cung không cầm được lòng trước cảnh tượng ấy nhưng ông không có nước mắt để khóc, ông chỉ có một cỗ hùng tâm tráng chí dù sa cơ thất thế vẫn dũng cảm, hiên ngang ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Giọng của ông thấu tận trời xanh: "Phụ mẫu trong thiên hạ! Không có người con nào bất hiếu, Chỉ là vì chí hướng anh hùng lại thất thế vong mạng. Trời xanh đã định, phải chết tại đây, xinh đừng trách cứ, đừng thương, đừng nhớ." (Trích lời nhân vật Trần Cung trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu). Trước khi vĩnh viễn ra đi, Trần Cung vẫn kịp nói câu đó. Quả là một người con chí hiếu . Quả là những con người chí hiếu. Nhưng trong thời đại chiến tranh phi nghĩa , hiếu đến đâu cũng có thể "bất hiếu". "Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh" không phải bất hiếu sao? "Sinh ly tử biệt ", vì chí hướng tung hoành thiên hạ mà trở thành "kẻ bất hiếu" có đáng không? Đáng! Cùng là kiêu hùng, cùng tranh đoạt thiên hạ, ai cũng có cái lý riêng của mình. Nếu không có kẻ cầm vũ khí ra chiến trường tranh giành quyền lực, nhất thống thiên hạ thì thiên hạ bao giờ mới thống nhất. Dù thành hay bại, sinh hay tử thì cái chí hướng bất khuất, bất phục đó vẫn đáng trân trọng, đáng ngưỡng vọng kể cả khi chí hướng đó phục vụ nội chiến tranh giành quyền lực. Tại sao ư? Bóng tối xuất hiện ánh sáng, ánh sáng chứa đựng bóng tối, trong điều kiện bình thường thì cái thiện sẽ thắng cái ác nhưng khi cái thiện không thể thắng cái ác, thời đại chìm trong bóng tối hỗn mang, thì cần một cái ác ít xấu xa hơn, mạnh hơn những cái ác khác để mở ra kỷ nguyên mới. Nhưng tột cùng đạo không gì hơn hiếu, tột cùng ác không gì hơn bất hiếu. Những người đủ tư chất và tư cách mở ra kỷ nguyên mới không thể không đề cao chữ hiếu. Nhưng khi một người nằm xuống, anh ta không thể báo hiếu cha mẹ nữa, anh ta không thể có một cuộc sống thật sự ý nghĩa nữa. Thế mới biết một cuộc sống thật sự ý nghĩa là điều đáng giá nhất trong đời người.
Trương Liêu thức tỉnh trước cái chết
Nghĩa là gì ?
Cổ nhân nói đại trượng phu không thờ hai chủ nhưng tại sao lại nói chim khôn chọn cành cao mà đậu? Lúc nói tiếng người, lúc lại nói tiếng chim (Trích lời nhân vật Lưu Bị trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).
Dưới lầu Bạch Môn, trời càng lúc càng lạnh, lòng người càng lúc càng sục sôi. Từ xa, văng vẳng tiếng chửi của Trương Liêu , ai cũng nghĩ Đấu Thần Chiến Ma Trương Liêu thà chết không hàng. Tuyết rơi càng lúc càng dày, có vẻ như Từ Châu là nơi vĩnh viễn chôn cất linh hồn lẫn thi hài Trương Liêu. Giữa trời giá buốt, một người đàn ông có phong thái, cốt cách bá chủ đang chờ Trương Liêu mặc cho giá rét như cắt da cắt thịt. Người đó chính là Lưu Bị .
- Suốt đêm qua ngươi suy nghĩ kỹ chưa. Chết như vậy ngươi cam tâm không.
- Đồ cơ hội không biết phân biệt trắng đen, ta không giống ngươi.
Lưu Bị không trả lời, ngay lập tức, dùng tay bịt lấy mồm Trương Liêu.
- Trương Liêu, ngươi đang tự lừa chính bản thân ngươi, Cổ nhân nói đại trượng phu không thờ hai chủ nhưng tại sao lại nói chim khôn chọn cành cao mà đậu? Lúc nói tiếng người, lúc lại nói tiếng chim. Ta cảm nhận ngươi đang vùng vẫy. Sự vùng vẫy của ngươi là sự vật lộn giữa bề ngoài và nội tâm. Bên ngoài, ngươi đang muốn làm trung thần theo tôn chỉ của thánh nhân. Nội tâm, ngươi lại muốn trân quý mạng sống theo khát vọng mãnh liệt từ khởi nguyên của loài người. Là sống trong lòng tiền nhân hay hậu bối? Thánh ngôn là lời nói thật hay nội tâm trong chính ngươi mới là lời nói thật? Định nghĩa thật sự của lời nói thật là gì? Giá trị thật sự của lợi và hại là gì? Đừng trả lời, dụng tâm mà đáp. Ngươi càng vùng vẫy, ngươi càng mâu thuẫn. Ngươi muốn vượt qua sự cương toả bên ngoài? Hay là muốn giải phóng nội tâm trước sự công kích của bản năng? Kỳ thực, ngươi không hề yếu đuối, tất cả chúng ta ở đây, khi bằng tuổi ngươi đều không thể như ngươi. Điều này ngươi hiểu, ta cũng hiểu . Nhưng ngươi đã chọn sai đường, ngươi đã chọn nhầm chủ. Ngươi muốn hy sinh chỉ vì danh tiếng, ngươi vì thể diện mà bán mạng mình. Trương Liêu à, Lữ Bố là ai? Ngươi rõ hơn ta. Rõ rồi thì sao? Bước tiếp theo của ngươi là gì? Các huynh đệ từng vào sinh ra tử cùng ngươi vì tin vào ngươi mà lưu lại rồi chết oan. Ngươi cũng biết sự trung nghĩa bên ngoài của ngươi là đang tự ngươi lừa ngươi. Lẽ nào, nội tâm ngươi không đấu tranh mãnh liệt sao? Ngươi lưu lại tới lúc cuối cũng không bỏ rơi huynh đệ. Ngươi dùng tính mạng mình để báo đáp Lữ Bố, dùng bản thân ngươi để trả giá cho sự vô tri của ngươi. Bởi vì từ đầu ngươi đi tìm giá trị cuộc sống của ngươi một cách vô ý thức. Cái gì là trung thần không thờ hai chủ, cái gì là chim khôn chọn cành cao mà đậu? Thánh nhân cũng là người, cũng có thể chủ quan. Thánh ngôn cũng chỉ là sản phẩm của thời đại. Mỗi thời đại đều sản sinh ra thánh ngôn mới, đồng thời đào thải cái cũ. Biết bao thánh nhân bị nhấn chìm trong dòng thác lũ lịch sử? Thánh ngôn từ miệng người mà ra, còn lịch sử do con người tạo ra. Nhiều thứ chỉ là hư vô, mọi thứ đều của con người, vì con người, do con người. Thánh ngôn từ miệng người, con người có thể được phong thánh. Cũng như vậy, thiên hạ không của riêng ai, anh hùng tạo ra thời thế. Đại lộ không chỉ dành cho thánh nhân, người có tài tự chọn con đường riêng cho mình. Mỗi người có con đường riêng của mình, đi ra sao là do mình. Có người đi rồi quay đầu lại nhìn. Có người ngừng lại vì tưởng đó là điểm cuối. Trên đời này, ai mà lại không muốn đi tiếp. Ta hỏi ngươi một lần nữa, chết như vậy, ngươi cam tâm không?
Lưu Bị đưa tay ra khỏi miệng Trương Liêu. Nội tâm được giải phóng, bế tắc được khai thông, sự vùng vẫy biến mất, Trương Liêu đã hiểu ra tất cả, xúc động tột cùng, Anh oà khóc như một đứa trẻ. Ngay lập tức, Tào Tháo lao ra giữa trời tuyết rơi:
- Lưu Bị, Trương Liêu, Tào Tháo ta ở đây.
Ông nói rồi vòng hai tay ôm Lưu Bị và Trương Liêu giữa trời tuyết rơi, giữa cái lạnh cắt da cắt thịt.
Câu chuyện trên là minh chứng rõ ràng nhất cho chữ "nghĩa" thời nội chiến tranh giành quyền lực. Một cuộc chiến tranh giành quyền lực nó rất khác với chiến tranh vệ quốc. Cuộc chiến vệ quốc là cuộc chiến giữa hai bên. Một bên là những kẻ xâm lăng, một bên là những người anh hùng đứng lên cứu nước. Còn nội chiến tranh giành quyền lực? Đó là cuộc chiến cốt yếu là để tranh giành. Tất cả chư hầu vùng lên tranh đấu, đều là anh hùng tạo thời thế và thời thế tạo anh hùng. Cuộc chiến nào cũng có anh hùng nhưng anh hùng trong chiến tranh vệ quốc khác biệt rất lớn với anh hùng trong chiến tranh tranh giành quyền lực. Một bên là đòi quyền lợi chính đáng cho mình và người khác một bên là tranh đoạt lợi ích mà mình chưa có bằng cách tước đi lợi ích của người khác. Vì vậy "đại nghĩa" mà người anh hùng trong hai kiểu chiến tranh đó cũng khác nhau. Trong chiến tranh vệ quốc , đại nghĩa của người anh hùng là hành xử theo lẽ phải. Bạn không thể giúp quân xâm lăng giết chóc đồng bào mình, mà bạn, một là đứng lên làm thủ lãnh quân khởi nghĩa hoặc hai tìm một thủ lãnh đủ tư cách và năng lực mà phụng sự đến chết. Còn "đại nghĩa" trong chiến tranh tranh giành quyền lực: bạn hoặc là làm một thủ lĩnh quân chư hầu hoặc tìm một thủ lĩnh quân chư hầu có năng lực nhất thống thiên hạ lớn nhất và "đủ tư cách nhất trong đám chư hầu tư cách không đầy đủ hoàn toàn" để phụng sự nhưng không nhất thiết phải phụng sự đến chết. Trong cái thời đại thủ lĩnh bạn phụng sự không hoàn toàn đủ tư cách của một nghĩa chủ soái thì bạn không được bán mạng mù quáng. Khi bạn chết đi vì bán mạng mù quáng thì "nghĩa chủ soái" kia vẫn không hoàn toàn đủ tư cách của một nghĩa chủ soái chân chính. Vì vậy sinh mạng do thần thánh, cha mẹ ban cho không thể lãng phí, không thể cho đi vì người không đáng, vì việc không đáng . Khi bạn chết như vậy bạn đã đánh mất cuộc sống có ý nghĩa của chính bạn đó là vô đạo đức, ngu xuẩn và yếu đuối. Còn trong thời bình bạn không cần "giết giặc lập công" mới có đại nghĩa. Bạn chỉ cần làm một con người chân chính là được rồi. Trong thời loạn, bán mạng là vô đạo đức, ngu xuẩn và yếu đuối thì trong thời bình cũng thế thôi. Thế mới biết một cuộc sống thật sự có ý nghĩa là điều quan trọng nhất đối với tất cả mọi người trong mọi kiếp nhân sinh.
Phần Cuối - Điều Quan Trọng Nhất - Còn Sống Là Còn Làm Được Nhiều Việc - Vô Địch Chiến Thần Quỳ Gối Xin Hàng .
"Còn sống là còn làm được nhiều việc" (Trích lời nhân vật Lữ Bố trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu)
Dưới lầu Bạch Môn, càng lúc càng lạnh. Nhưng binh sĩ , bá tánh Từ Châu ra xem rất đông, xem Tào Tháo sẽ làm gì Lữ Bố? Ai cũng muốn biết Vô Địch Chiến Thần - Thiên Hạ Đệ Nhất Lữ Bố khi thất thế sẽ như thế nào? Từ xa, giọng Lữ bố càng ngày càng gần: "Tào Đại Nhân, Lữ Bố xin hàng. Tào Đại Nhân dưới trướng mãnh tướng như mây, mưu sĩ cái thế, hiệu lệnh thiên hạ, ai nấy đều phục. Lữ Bố đã khâm phục từ lâu, nhưng vì tình thế nên mới đối kháng. Lữ Bố làm phản chỉ vì các cựu thần tiền triều xúi giục, chứ trong lòng không như vậy . Nay Tào đại nhân quét tan mây mù, làm Lữ Bố thấy ánh mặt trời. Lữ Bố xin hàng, xin Tào đại nhân mở lượng hải hà tha cho Lữ Bố . Mối hoạ mà Bố gây ra cho minh công , hôm nay Bố xin đền. Chỉ cần đại nhân trọng dụng nhân tài , lo gì không đoạt được thiên hạ. Lữ Bố nguyện làm thuộc hạ cho đại nhân vì đại nhân bình định thiên hạ. Vì Đại Hán mà tận tâm tận lực". Ngay lập tức , một tên lính quèn phi thẳng ngọn cước vào mặt Lữ Bố :
- Vô Địch Chiến Thần đây sao? Thật nực cười! Oai phong của ngươi đâu rồi? Xem ngươi kìa, ngươi có còn là người không vậy? Thân là võ phu phải có phong thái của võ giả. Tham sống sợ chết, ngươi có xấu hổ với các thủ hạ đã vì ngươi mà vong mạng không hả?
- Nói đúng lắm, Lữ Bố chỉ là một thằng hèn, xin huynh trưởng chỉ giáo.
Tên lính quèn cao ngạo, vênh mặt :
- Ngươi gọi ai là huynh trưởng, đồ súc sinh, phải gọi là gia gia.
Lữ Bố vẫn mỉm cười :
- Gia Gia, súc sinh chưa tiến hoá phải dạy từ từ .
Sau đó, Lữ Bố liên tục khấu đầu. Dưới lầu Bạch Môn vang lên tiếng chế nhạo, khinh miệt. Bỗng một giọng nói cất lên, vang vọng không trục, xé toạc trời xanh:
- Chỉ có anh hùng chân chính, mới hiểu chân lý còn sống là còn làm được nhiều việc. Khi xưa Việt Vương Câu Tiễn, nằm gai nếm mật, chịu nhục, chịu khổ suốt mười năm trời để tiếp tục mưu đại nghiệp. Hàn Tín luồn trôn tên bán thịt chỉ để đợi ngày cất đầu lên. Nhưng tự cổ chí kim không có một đấng anh hùng nào đủ bản lãnh chà đạp thể diện của bản thân một cách mãnh liệt như ngươi. Ngươi xứng đáng với danh hiệu Chiến Thần. Mã trung xích thố, Nhân trung Lữ Bố không phải là hư danh, không phải là kiệt tác hư cấu của bọn văn nhân thi sĩ. Ngươi đã đạt đến cảnh giới trí dũng vô song. Nhưng ngươi phải hiểu đây là thời phong kiến , không có chỗ cho một đại anh hùng như ngươi.
Nghe thấy thế, Vô Địch Chiến Thần Lữ Bố không khấu đầu nữa, y biết giờ sinh của y đã tận nhưng y không than khóc hay hoảng sợ, không khí chung quanh như bị bá khí của người bị trói họ Lữ tên Bố đè nặng xuống, nặng đến nỗi xung quanh không một ai nói cười nữa. Bây giờ tất cả đã hiểu, anh hùng tam quốc không ai mạnh như Lữ Bố, mạnh ở trí, mạnh ở dũng, sức mạnh trí dũng hoà quyện ấy mạnh và đặc biệt đến mức không thể tả hết được bằng ngôn từ, mạnh và đặc biệt đến mức nghìn năm sau cũng không có Lữ Bố thứ hai .
Lữ Bố cười lần cuối cùng :
- Vậy hãy để máu của tại hạ làm nên tên tuổi của các hạ.
Lữ Bố chết nhưng bài học ông dạy cho cả thiên hạ vẫn sống. Bài học đó là? Đơn giản thôi: "Còn sống là còn làm được nhiều việc, một cuộc sống thật sự có ý nghĩa là điều quý giá nhất. Dù bạn là ai, đến từ đâu, đang đứng ở đâu, sẽ đi về đâu thì bạn cũng không bao giờ được phép đánh mất cuộc sống thật sự ý nghĩa của bạn nhưng cũng đừng hèn nhát chấp nhận thứ không thể chấp nhận, chấp nhận thứ không có quyền chấp nhận chỉ để tồn tại. Cuộc sống thật sự ý nghĩa của Lữ Bố là cuộc sống thủ lĩnh, bạn nghĩ Lữ Bố có chấp nhận tồn tại nếu vĩnh viễn ông không thể trở thành thủ lĩnh nữa không? Câu trả lời luôn là không!''