Hổ hay Sư tử mới là chúa sơn lâm?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

  2. Khoa học

Mình luôn thắc mắc, có lúc người ta gọi chúa sơn lâm là sư tử, lúc lại là hổ. Vậy rồi rốt cuộc ngôi vị cao nhất đấy của con vật nào ạ?

Từ khóa: 

động vật

,

hỏi xoáy đáp hay

,

khoa học

Trong tự nhiên thì sư tử thường “thắng”, bởi vì bọn sư tử đi săn theo bầy; sư tử chiến đấu vì địa vị trong lãnh thổ, chúng có lẽ là loài dũng cảm và gan dạ nhất. Mặt khác, hổ, là một thợ săn đơn độc, không chiến đấu trừ phi có lý do để làm thế (thí dụ, hổ mẹ bảo vệ hổ con). Điều này khá hợp lý, vì khi hổ bị thương, chúng không có lãnh địa riêng để có thể thoải mái nghỉ ngơi dưỡng thương, nên chúng cố hết sức tránh những cuộc đụng độ nếu có thể. Khi một con sư tử đối diện một con hổ trong tự nhiên, tình huống thường thấy nhất là hổ lùi lại và bỏ đi.
Nên, cách duy nhất để tìm ra ai là kẻ thắng là nhốt cả hai lại, hổ không thể bỏ đi được và bắt buộc phải chiến đấu. Hầu hết chuyên gia đều nghĩ rằng hổ sẽ thắng vì trung bình thì hổ nặng hơn sư tử và vì thế mạnh hơn. Nhưng, sư tử dẻo dai hơn hổ, chúng có thể chiến đấu trong thời gian lâu hơn và tốc độ nhanh hơn hổ. Với lại, hổ sẽ cắn vào cổ đối thủ nhưng bờm của sư tử (trong trường hợp đấu với sư tử đực) lại làm giảm sức mạnh của cú cắn. Trong tất cả những tài liệu ghi chép lại về kiểu đấu này, không có một chiến thắng rõ rệt nào.
Về phong cách chiến đấu:
Hổ cân bằng tốt trọng lượng của nó, nó giống như mấy con mèo to: linh hoạt, dẻo người, nhanh nhạy hơn sư tử. Chúng có thể đứng trên hai chân sau và tát vỡ mồm kẻ khác bằng hai móng vuốt =)))
https://cdn.noron.vn/2022/07/22/hodauvoisutuecex-1658461306.png
Sư tử thì khác, trọng tâm của nó nghiêng về đằng trước, hai chân trước và vai của nó nặng hơn và mạnh hơn, hai chân sau lại thon hơn. Nó không thể đứng trên hai chân sau như hổ được, sư tử phải đứng bằng ba chân để dùng chân còn lại tát đối thủ. Hổ tát dọc từ trên xuống dưới còn sư tử tát ngang. Trong một trận đấu, hổ tát nhiều hơn nhưng sư tử tát mạnh hơn. Nhiều động vật và người đã chết chỉ sau 1 cú tát của sư tử, mà thậm chí móng của chúng còn chưa thò ra khỏi đệm thịt, cú tát của sư tử như một cái búa giáng xuống.
Theo mình nghĩ tỷ lệ thắng của mỗi con trong một trận đấu mà hai bên bằng trọng lượng, cân nặng và khát máu như nhau là 50-50. Hơn nữa có một sự thật hiển nhiên mà nhiều người không để ý đó là bên tấn công trước sẽ có lợi thế trước nhất, hơn tất cả những yếu tố như cân nặng, sức cản, sức mạnh… một cú cắn hay táp vào đúng nơi hiểm yếu và game over, đối thủ sẽ chết. Có những trận đấu trong sở thú hoặc rạp xiếc kéo dài chỉ vài giây, và thế là một trong cả hai đã chết.
Hổ và sư tử. Bên nào sẽ thắng? Con mèo nào mạnh hơn, bản lĩnh hơn, từng trải hơn, may mắn hơn, sẽ thắng. Đây là câu trả lời chính xác nhất, mình tin là vậy.
Trả lời
Trong tự nhiên thì sư tử thường “thắng”, bởi vì bọn sư tử đi săn theo bầy; sư tử chiến đấu vì địa vị trong lãnh thổ, chúng có lẽ là loài dũng cảm và gan dạ nhất. Mặt khác, hổ, là một thợ săn đơn độc, không chiến đấu trừ phi có lý do để làm thế (thí dụ, hổ mẹ bảo vệ hổ con). Điều này khá hợp lý, vì khi hổ bị thương, chúng không có lãnh địa riêng để có thể thoải mái nghỉ ngơi dưỡng thương, nên chúng cố hết sức tránh những cuộc đụng độ nếu có thể. Khi một con sư tử đối diện một con hổ trong tự nhiên, tình huống thường thấy nhất là hổ lùi lại và bỏ đi.
Nên, cách duy nhất để tìm ra ai là kẻ thắng là nhốt cả hai lại, hổ không thể bỏ đi được và bắt buộc phải chiến đấu. Hầu hết chuyên gia đều nghĩ rằng hổ sẽ thắng vì trung bình thì hổ nặng hơn sư tử và vì thế mạnh hơn. Nhưng, sư tử dẻo dai hơn hổ, chúng có thể chiến đấu trong thời gian lâu hơn và tốc độ nhanh hơn hổ. Với lại, hổ sẽ cắn vào cổ đối thủ nhưng bờm của sư tử (trong trường hợp đấu với sư tử đực) lại làm giảm sức mạnh của cú cắn. Trong tất cả những tài liệu ghi chép lại về kiểu đấu này, không có một chiến thắng rõ rệt nào.
Về phong cách chiến đấu:
Hổ cân bằng tốt trọng lượng của nó, nó giống như mấy con mèo to: linh hoạt, dẻo người, nhanh nhạy hơn sư tử. Chúng có thể đứng trên hai chân sau và tát vỡ mồm kẻ khác bằng hai móng vuốt =)))
https://cdn.noron.vn/2022/07/22/hodauvoisutuecex-1658461306.png
Sư tử thì khác, trọng tâm của nó nghiêng về đằng trước, hai chân trước và vai của nó nặng hơn và mạnh hơn, hai chân sau lại thon hơn. Nó không thể đứng trên hai chân sau như hổ được, sư tử phải đứng bằng ba chân để dùng chân còn lại tát đối thủ. Hổ tát dọc từ trên xuống dưới còn sư tử tát ngang. Trong một trận đấu, hổ tát nhiều hơn nhưng sư tử tát mạnh hơn. Nhiều động vật và người đã chết chỉ sau 1 cú tát của sư tử, mà thậm chí móng của chúng còn chưa thò ra khỏi đệm thịt, cú tát của sư tử như một cái búa giáng xuống.
Theo mình nghĩ tỷ lệ thắng của mỗi con trong một trận đấu mà hai bên bằng trọng lượng, cân nặng và khát máu như nhau là 50-50. Hơn nữa có một sự thật hiển nhiên mà nhiều người không để ý đó là bên tấn công trước sẽ có lợi thế trước nhất, hơn tất cả những yếu tố như cân nặng, sức cản, sức mạnh… một cú cắn hay táp vào đúng nơi hiểm yếu và game over, đối thủ sẽ chết. Có những trận đấu trong sở thú hoặc rạp xiếc kéo dài chỉ vài giây, và thế là một trong cả hai đã chết.
Hổ và sư tử. Bên nào sẽ thắng? Con mèo nào mạnh hơn, bản lĩnh hơn, từng trải hơn, may mắn hơn, sẽ thắng. Đây là câu trả lời chính xác nhất, mình tin là vậy.

Sư tử được gọi là vua của rừng núi, không phải vì nó mạnh, hung dữ hơn Hổ, mà vì sư tử là loài có khả năng vương quyền, trong khi loài Hổ không có. Một vài đặc điểm dưới đây chỉ ra sư tử có mệnh vương quyền:

  • Tiếng gầm
  • Bờm sư tử
  • Tính lãnh chúa và tự hào
  • Luôn sẵn sàng cho trận chiến giành lãnh địa.https://cdn.noron.vn/2022/07/22/99006311553854381-1658447494.jpg

Chúa tể sơn lâm hiểu theo nghĩa đen thì phải là hổ. Vì sơn lâm là núi rừng. Trong rừng thì sợ nhất phải là Ông ba mươi, con sư tử nào lỡ dại bước vào khu rừng của hổ thì nó có thể phải đối mặt với 1 con dã thú nặng hơn nó cả tạ, với sức mạnh cơ bắp lớn hơn rất nhiều và là con quái thú chuyên solo 1vs1, nghĩa là nó ko ngán bất cứ thứ gì (trừ cây súng vs Võ Tòng).

Còn nếu nói Chúa tể sơn lâm theo nghĩa Vua của muôn loài thì trong các nền văn hóa Sư tử lại là biểu tượng của vương quyền, từ các nền văn hóa xưa cho đến ngày nay. Có lẽ do các đặc điểm cơ thể, tập tính của loài sư tử. - 1 con sư tử đực làm vua 1 đồng cỏ thì đám thú trong đó chỉ là mồi của sư tử, dưới sư tử lại có 1 đàn thê thiếp nữa. Y chang ấy ông vua với dàn harem thời phong kiến. Và nó sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.

Nên tóm lại, nói về Chúa sơn lâm thì hổ xứng đáng đứng trên sư tử, nhưng vì ko có vùng giao giữa 2 loài nên ai ở vùng nào thì tôn sùng con của vùng đó.

Hổ sống trong rừng xanh, sư tử thì không nên hổ mới là chúa sơn lâm

Mình nghĩ chắc là sư tử, vì xem phim Vua sư tử :)))

Hổ nhé bạn.

Sư tử sống và đi săn theo bầy ở đồng cỏ. Hổ thường sống trong rừng và 1 phần ở đồng cỏ, thường đi săn 1 mình.

Hổ có kích thước lớn hơn sư tử - lớn nhất trong họ mèo - và thứ 3 trong các loài động vật ăn thịt trên cạn. Đánh nhau 1-1 gần như chắc chắn sư tử thua.

So sánh Hổ-Sư tử: Kẻ nào là chúa sơn lâm?
Con sư tử đực châu Phi có thể dài đến 2,5 m và nặng 272 kg. Trong khi chiều dài 1 con cọp Xi-bia có thể lên đến 3,38 m và nặng khoảng 389 kg trong tự nhiênSư tử thường đi săn theo đàn và nhiệm vụ này thường do các con cái trong đàn đảm trách. Trong khi đó lũ đực chỉ có nhiệm vụ trong chừng đám trẻ. Tuy nhiên, khi 1 con đực ra tay thì con mồi thường có kích cỡ lớn hơn chúng rất nhiều, có thể là một con hươu cao cổ. Tuyệt chiêu của chúng là dùng hàm răng sắc nhọn của mình để cắn gãy cổ những con mồi.Ngược lại, cọp bản năng là loài sát thủ đơn độc. Mưu yêu thích của chúng là nằm phục kích chờ thời cơ con mồi đến gần sẽ ra tay thủ tiêu. Sức mạnh của nó có thể knock out những tên hùm xám chính vì thế tiếng ác chúa tể rừng xanh có phần lẫy lừng hơn vua hoang mạc. Cũng nói thêm, 1 cú tát trời giáng của cọp có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của 1 người bình thường.Về mặt kỹ thuật chiến đấu, khi nhảy, sư tử có thể sử dụng cả 2 chân trước của mình để chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những trận sáp lá cà, chúng chỉ có thể sử dụng 1 chân trước để chiến, chân còn lại làm nhiệm vụ giữ cân bằng cho cơ thể. Đó là lý do chúng gặp hạn chế trong việc chiếm thế thượng phong về chiều cao.Trong khi đó, hổ có thể nhảy xa đến 6m, giữ thăng bằng tốt hơn, ra đòn với tốc độ trời giáng và tuyệt chiêu cuối cùng của chúng là vồ bằng 2 chân trước.Dù cùng họ nhà mèo, nhưng hổ lại có nhiều điểm không giống sư tử như chúng có thể tung hoành cả dưới nước. Ngoài ra chúng cũng có bộ não lớn thứ 2 trong các loài ăn thịt, chỉ sau loài gấu bắc cực.Thế nên với các phân tích, nghiên cứu trên nhiều người cho rằng hổ có ưu thế hơn sư tử và thực sự là chúa sơn lâm.
Đây là linkchứng mình :
Tùy địa hình hay môi trường sống mới xác định lợi thế thiên về hổ hay sư tử. Thả sư tử vô rừng solo với hổ thì xác định sư tử banh xác. Thả hổ ra sa mạc solo với sư tử thì riêng việc bị sư tử dí chạy, thời tiết nắng nóng hổ cũng đủ chết. Kết luận muốn làm vua thì phải đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Sử tử không sống trong rừng, Hổ thì không lạc đồng bằng...

Hổ lạc đồng bằng thì không bằng chó. Sư tử thì ở đâu cũng đáng sợ như thế...

Nhưng gọi Hổ hay sư tử là chúa của cái gì đó thì không đúng.

Con vật bá chủ trong tự nhiên của rừng núi là sói.

Con vật bá chủ của thảo nguyên là voi.

Con vật bá chủ của rừng rậm là con báo.

Con vật bá chủ của thế gian là con người bạn ạ.

Hổ, Sư tử, Báo, Voi hay thậm chí cả sói thì cũng chỉ để làm thú cưng thôi...

Hổ săn đơn độc
Sư tử săn bầy đàn
1 hổ đấm 1 sư tử thì sư tử thua
Nhiều hổ mà có gặp bầy sư tử thì hổ cũng ngỏm, chúng nó team work tốt lắm.
Sư tử hình như không sống ở rừng nhiệt đới nhiều hay sao ấy nhỉ, cánh đồng xa-van, hoang mạc là địa bàn của tụi này. Tại lúc bé bé t xem thế giới động vật sẽ có cảnh sư tử săn linh dương trên cánh đồng gì màu vàng có cát ấy Hổ sống ở rừng nhiệt đới nhiều. Nên chúa sơn lâm là hổ nhé, sư tử không sống trong rừng.