Hố đen có phải là phiên bản nặng hơn của sao neutron?
khoa học
Sao lùn trắng, sao neutron, sao quark, hố đen đều chung đặc điểm là nơi tập trung mật độ rất lớn. Chúng khác nhau ở điểm
sao lùn trắng: vật chất vẫn còn phân biệt electron, neutron, proton.
Sao neutron: electron và proton kết hợp chỉ còn lại mỗi neutron
Sao quark: neutron bị ép vỡ ra thành các hạt cơ bản là hạt quark.
3 loại trên đều tuân theo nguyên lí loại trừ Pauli nên mỗi vị trí dù "chật chội" nhưng vẫn chỉ có 1 hạt chiếm chỗ.
Hố đen: khi khối lượng một khối vật chất, cụ thể là sao lùn trắng, vượt qua giới hạn Chandrasekhar thì nó sẽ bị suy sụp hấp dẫn. Mọi vật chất đều dồn vào tâm điểm của hố đen gọi là điểm kỳ dị. Hố đen to hay nhỏ thì kích thước nó vẫn chỉ là 1 điểm, nên các nhà khoa học chỉ xét hố đen qua chân trời sự kiện, hố đen càng lớn thì chân trời càng lớn thôi. Hố đen siêu nhỏ có tỷ lệ tương tự.
Vì vậy, về bản chất thì nó đều là xác của những ngôi sao, chỉ khác nhau về khối lượng. Nhưng so sánh như trên thì chúng hoàn toàn khác nhau. Nhất là hố đen, sẽ không có 1 bề mặt như những xác sao còn lại. Do đó, theo cá nhân, mình nghĩ hố đen ko phải là một phiên bản nặng hơn của sao neutron.
Nguyễn Quang Vinh
Sao lùn trắng, sao neutron, sao quark, hố đen đều chung đặc điểm là nơi tập trung mật độ rất lớn. Chúng khác nhau ở điểm
sao lùn trắng: vật chất vẫn còn phân biệt electron, neutron, proton.
Sao neutron: electron và proton kết hợp chỉ còn lại mỗi neutron
Sao quark: neutron bị ép vỡ ra thành các hạt cơ bản là hạt quark.
3 loại trên đều tuân theo nguyên lí loại trừ Pauli nên mỗi vị trí dù "chật chội" nhưng vẫn chỉ có 1 hạt chiếm chỗ.
Hố đen: khi khối lượng một khối vật chất, cụ thể là sao lùn trắng, vượt qua giới hạn Chandrasekhar thì nó sẽ bị suy sụp hấp dẫn. Mọi vật chất đều dồn vào tâm điểm của hố đen gọi là điểm kỳ dị. Hố đen to hay nhỏ thì kích thước nó vẫn chỉ là 1 điểm, nên các nhà khoa học chỉ xét hố đen qua chân trời sự kiện, hố đen càng lớn thì chân trời càng lớn thôi. Hố đen siêu nhỏ có tỷ lệ tương tự.
Vì vậy, về bản chất thì nó đều là xác của những ngôi sao, chỉ khác nhau về khối lượng. Nhưng so sánh như trên thì chúng hoàn toàn khác nhau. Nhất là hố đen, sẽ không có 1 bề mặt như những xác sao còn lại. Do đó, theo cá nhân, mình nghĩ hố đen ko phải là một phiên bản nặng hơn của sao neutron.
Ghost Wolf
Nói là đúng thì cũng ko đúng mà sai thì cũng ko hẳn.
Cả sao neutron và blackhole đều tạo ra do quá trình suy sụp hấp dẫn của các ngôi sao. Tuy nhiên tùy theo khối lượng ban đầu của sao mà nó trở thành sao neutron hay blackhole.
Sao neutron vẫn có hình dạng cố định, và bề mặt ổn định do sự cân bằng của lực hấp dẫn với áp suất. Lõi của sao neutron là vật chất siêu đặc (quan sát hiện tại chưa khẳng định được bên trong thực sự là những loại hạt gì - proton, neutron, electron hay quark tự do ko tạo thành hadron) nhưng nói chung nó vẫn là một loại vật chất đã biết.
Blackhole tâm là 1 điểm kỳ dị có mật độ vật chất và khối lượng vô hạn, bao quanh là chân trời sự kiện. Mọi quan sát hiện tại đều chỉ giới hạn ở mặt ngoài của chân trời sự kiện vì dưới lực hấp dẫn quá lớn không gian ở xung quanh điểm kỳ dị bị bẻ cong, photon cũng ko thoát ra được nên ko có cách nào để quan sát bên trong lỗ đen là gì. Cấu trúc vật chất bên trong của blackhole hiện tại hoàn toàn ko xác định được.