Hình tượng nhân vật Olia Meserskaia trong tác phẩm hơi thở nhẹ của Ivan Bunin ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Olia là một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, vui tươi. Như một đóa hoa rực rỡ trong nắng mai, càng lớn, Olia càng trở nên xinh đẹp. Tác giả sử dụng nhất nhiều tính từ để miêu tả vẻ đẹp của cô: hình dáng thon thả, đôi chân thẳng, ngực tròn căng, những đường nét mà vẻ đắm đuối của chúng xưa nay ngôn ngữ loài người chưa bao giờ diễn tả được, vẻ yêu kiều, đỏm dáng, uyển chuyển khoan thai và ánh mắt sáng long lanh,… Cô bé năng động, tràn đầy sức trẻ: cô không sợ các vết mực dính vào ngón tay, không sợ để má mình ửng đỏ, đầu tóc rối tung hay đầu gối lộ trần ra khi bị ngã Olia là người hồn nhiên nhất, hạnh phúc nhất, vui sống nhất, thậm chí ở ngay trong những ngày cuối đời, cô vẫn tham gia hết mình vào những cuộc dạo chơi trên đường Nhà thờ Lớn, trượt băng trong công viên thành phố,…  Olia đẹp cả ngoại hình và tâm hồn – một tâm hồn tự do, trong sáng. Olia là nạn nhân của tình yêu mù quáng, non nớt Tình yêu và hạnh phúc của con người phụ nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin không bao giờ được tròn đầy. Nó luôn bị “vơi” đi và “khiếm khuyết”, thậm chí chỉ còn là hoài niệm, hay rơi vào bi kịch. Nhưng điều mà nhà văn nói đến không phải nhất thiết là một kết thúc có hậu mà lại là những “khoảnh khắc thần tiên”, những giây phút hạnh phúc, là vẻ đẹp về hình thức và tâm hồn của những người con gái Nga. Đọc “Hơi thở nhẹ”, người đọc có thể mường tượng ra sự trẻ trung, tươi mát đáng yêu của Olia như đóa hoa hồng sắc thắm trong buổi sớm mai. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là chất thơ trữ tình đằm thắm.Sự thống nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái đẹp của tâm hồn nhà văn trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi Bunhin. Sự giao hòa giữa tâm hồn nhạy cảm của tác giả với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên cũng là một nhân tố tạo nên chất trữ tình sâu lắng. Từ hàng cây trơ cành trụi lá;một mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều, mà chói chang ánh nắng cho đến vẻ đẹp của Olia, cũng được nhà văn cảm nhận và mô tả bằng tất cả tâm hồn trân trọng và yêu thương vô bờ của mình.Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và mượt mà uyển chuyển trong từng câu văn của truyện cũng tạo nên chất thơ trữ tình.Các từ ngữ của Bunhin như những bông hoa nở lấp lánh, dậy hương từ chất men say của cuộc đời.Và đâu đây trong không gian có thể lắng nghe được “hơi thở nhẹ tỏa ra trên khắp chốn dương gian này trong bầu trời đầy mây này, trong giờ xuân lạnh lẽo này” Nghệ thuật khắc hoạ chân dung, miêu tả tâm lý nhân vật và tính tạo hình cũng là một nét độc đáo trong văn xuôi I.Bunhin. Chính sự đam mê hội hoạ và âm nhạc từ nhỏ của nhà văn là yếu tố quan trọng tạo nên chất tạo hình và khắc họa chân dung trong sáng của ông.Chân dung các nhân vật được tác giả mô tả không nhiều nhưng chỉ qua vài dòng đã xuất hiện một bộ mặt nhân vật khá hoàn chỉnh.Hình ảnh của Olia hiện lên đậm nét qua những phác thảo ngoại hình đầy tài hoa của nhà văn.
Trả lời
Olia là một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, vui tươi. Như một đóa hoa rực rỡ trong nắng mai, càng lớn, Olia càng trở nên xinh đẹp. Tác giả sử dụng nhất nhiều tính từ để miêu tả vẻ đẹp của cô: hình dáng thon thả, đôi chân thẳng, ngực tròn căng, những đường nét mà vẻ đắm đuối của chúng xưa nay ngôn ngữ loài người chưa bao giờ diễn tả được, vẻ yêu kiều, đỏm dáng, uyển chuyển khoan thai và ánh mắt sáng long lanh,… Cô bé năng động, tràn đầy sức trẻ: cô không sợ các vết mực dính vào ngón tay, không sợ để má mình ửng đỏ, đầu tóc rối tung hay đầu gối lộ trần ra khi bị ngã Olia là người hồn nhiên nhất, hạnh phúc nhất, vui sống nhất, thậm chí ở ngay trong những ngày cuối đời, cô vẫn tham gia hết mình vào những cuộc dạo chơi trên đường Nhà thờ Lớn, trượt băng trong công viên thành phố,…  Olia đẹp cả ngoại hình và tâm hồn – một tâm hồn tự do, trong sáng. Olia là nạn nhân của tình yêu mù quáng, non nớt Tình yêu và hạnh phúc của con người phụ nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin không bao giờ được tròn đầy. Nó luôn bị “vơi” đi và “khiếm khuyết”, thậm chí chỉ còn là hoài niệm, hay rơi vào bi kịch. Nhưng điều mà nhà văn nói đến không phải nhất thiết là một kết thúc có hậu mà lại là những “khoảnh khắc thần tiên”, những giây phút hạnh phúc, là vẻ đẹp về hình thức và tâm hồn của những người con gái Nga. Đọc “Hơi thở nhẹ”, người đọc có thể mường tượng ra sự trẻ trung, tươi mát đáng yêu của Olia như đóa hoa hồng sắc thắm trong buổi sớm mai. Nghệ thuật miêu tả nhân vật Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là chất thơ trữ tình đằm thắm.Sự thống nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái đẹp của tâm hồn nhà văn trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi Bunhin. Sự giao hòa giữa tâm hồn nhạy cảm của tác giả với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên cũng là một nhân tố tạo nên chất trữ tình sâu lắng. Từ hàng cây trơ cành trụi lá;một mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều, mà chói chang ánh nắng cho đến vẻ đẹp của Olia, cũng được nhà văn cảm nhận và mô tả bằng tất cả tâm hồn trân trọng và yêu thương vô bờ của mình.Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và mượt mà uyển chuyển trong từng câu văn của truyện cũng tạo nên chất thơ trữ tình.Các từ ngữ của Bunhin như những bông hoa nở lấp lánh, dậy hương từ chất men say của cuộc đời.Và đâu đây trong không gian có thể lắng nghe được “hơi thở nhẹ tỏa ra trên khắp chốn dương gian này trong bầu trời đầy mây này, trong giờ xuân lạnh lẽo này” Nghệ thuật khắc hoạ chân dung, miêu tả tâm lý nhân vật và tính tạo hình cũng là một nét độc đáo trong văn xuôi I.Bunhin. Chính sự đam mê hội hoạ và âm nhạc từ nhỏ của nhà văn là yếu tố quan trọng tạo nên chất tạo hình và khắc họa chân dung trong sáng của ông.Chân dung các nhân vật được tác giả mô tả không nhiều nhưng chỉ qua vài dòng đã xuất hiện một bộ mặt nhân vật khá hoàn chỉnh.Hình ảnh của Olia hiện lên đậm nét qua những phác thảo ngoại hình đầy tài hoa của nhà văn.