Hình thức nào khiến bạn "lột xác" nhiều hơn, sách vở hay trải nghiệm thực tế?
Một con người đầy tri thức có thể đánh bại một con người dày dặn kinh nghiệm ở xã hội hay không?
Còn bạn, bạn cảm thấy mình "mới" hơn qua hình thức nào, nhờ sách vở nhiều hơn hay nhờ trải nghiệm nhiều hơn
tri thức
,trải nghiêm
,phong cách sống
,sách
,tâm sự cuộc sống
Khi đọc sách, nếu bắt gặp được điều gì mới mẻ, thì mình sẽ kiểu: "À, hóa ra là thế. Hóa ra là có những thứ như vậy."
Còn khi được trải nghiệm thực tế những điều mình từng đọc trong sách, thì hạnh phúc, cảm xúc dạt dào hơn, phấn khích hơn, kiểu: "Yes, cuối cùng mình đã làm được!"
Qua sách vở, chỉ như là lý thuyết. Còn qua thực tế thì như là thực hành. Dĩ nhiên, rất nhiều trải nghiệm, phải có lý thuyết thì mình mới biết để mà thực hành. (Ví dụ như mình, nhờ đọc quyển "Tôi là một con lừa, mới biết tới môn lặn. Từ đó mới quyết tâm đi học. Và hôm nay mình vừa mới hoàn thành level 1 của Free diving. Cảm giác tuyệt lắm bạn ạ. Đỗ xong mới thấy bản thân còn cần nhiều cố gắng để hoàn thiện kỹ năng tốt hơn ^^ )
Suy cho cùng mỗi người hãy nên tích lũy thật nhiều trải nghiệm thực tế của bản thân. Nhưng nếu điều kiện chưa cho phép, thì cứ tích lũy qua sách vở trước, biết đâu một lúc nào đó sẽ có cơ hội được thực hành.
Sophie
Khi đọc sách, nếu bắt gặp được điều gì mới mẻ, thì mình sẽ kiểu: "À, hóa ra là thế. Hóa ra là có những thứ như vậy."
Còn khi được trải nghiệm thực tế những điều mình từng đọc trong sách, thì hạnh phúc, cảm xúc dạt dào hơn, phấn khích hơn, kiểu: "Yes, cuối cùng mình đã làm được!"
Qua sách vở, chỉ như là lý thuyết. Còn qua thực tế thì như là thực hành. Dĩ nhiên, rất nhiều trải nghiệm, phải có lý thuyết thì mình mới biết để mà thực hành. (Ví dụ như mình, nhờ đọc quyển "Tôi là một con lừa, mới biết tới môn lặn. Từ đó mới quyết tâm đi học. Và hôm nay mình vừa mới hoàn thành level 1 của Free diving. Cảm giác tuyệt lắm bạn ạ. Đỗ xong mới thấy bản thân còn cần nhiều cố gắng để hoàn thiện kỹ năng tốt hơn ^^ )
Suy cho cùng mỗi người hãy nên tích lũy thật nhiều trải nghiệm thực tế của bản thân. Nhưng nếu điều kiện chưa cho phép, thì cứ tích lũy qua sách vở trước, biết đâu một lúc nào đó sẽ có cơ hội được thực hành.
Dang Nguyen Khoa
Nguyenphuhoang Nam
Cá nhân mình nghĩ sách vở và trải nghiệm thực tế đều đáng quý trọng. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp con người phát triển một cách hài hòa, tránh được lối tư duy cực đoan. Đặc biệt nếu đó là những cuốn sách bổ ích và những trải nghiệm giúp chúng ta rút ra được bài học có giá trị. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở "đọc sách" và "trải nghiệm" mà không làm rõ "đọc sách gì?" và "trải nghiệm như thế nào?" thì sẽ dễ bị lầm lẫn, càng đọc càng đần, càng từng trải càng nhiễm thói hư tật xấu.
Thậm chí là nếu có đọc sách hay, có trải nghiệm tốt nhưng những thứ này đến không đúng thời điểm, nhận thức chủ quan chưa sẵn sàng thì hiệu quả của chúng cũng bị giảm đi đáng kể. Ví dụ như những bậc cha mẹ ép các bạn nhỏ đọc sách Nobel Văn chương hay văn học kinh điển để rồi khiến đứa trẻ cả đời ghét sách hay những cá nhân chỉ thích người cho mình tiền, chiều chuộng nhưng lại ghét người thích chia sẻ kinh nghiệm, uốn nắn mình thì sau này biết hối hận cũng đã muộn.
Người tri thức có thể đánh bại người dày dặn kinh nghiệm ở phương diện lý thuyết, nhưng về phương diện thực hành, thì người kinh nghiệm có thể đánh bại họ. Mình nghĩ đó là trường hợp của những tri thức và kinh nghiệm nửa mùa, vẫn nặng hơn thua mà chưa nhìn ra được toàn cục và ích lợi của việc hợp tác.
Mình thích hình ảnh một người giàu kinh nghiệm hợp tác với một người giàu trí thức. Điều này sẽ giúp cái "khôn" và sự "thông minh" bù trừ cho nhau. Để con người ta biết bảo nhau phát triển bền vững và hướng thiện.
Nếu chỉ chú trọng vào hình thức, có lẽ khó có sự "lột xác" nào xảy ra. Vì lột xác là hiện tượng bên ngoài nhưng bản chất quá trình này đến từ động lực bên trong. Mình có suy nghĩ như vậy.
Cảm ơn bạn đã đặt ra một câu hỏi thú vị.