Hình như con người có xu hướng đổ lỗi cho môi trường (hoặc người xung quanh) trước khi nhận lỗi về bản thân đúng ko?
Dạo này mình đã phải trải qua khá là nhiều drama, và có một điều mình mới nhận ra đó là: chúng ta luôn tìm cách giảm nhẹ lỗi lầm của bản thân bằng cách đổ lỗi cho môi người hoặc người bên cạnh. Chúng ta sẽ không nghĩ là: vấn đề này mình có sai không, có phải do mình không, mà thay vào đó thì sẽ nghĩ là do người này người kia, do cái này cái kia. Tất nhiên vẫn có những ng họ chín chắn, điềm tĩnh và trưởng thành, họ sẽ nghĩ về những điều mình đã làm trước, nhưng hầu như đa số không như vậy.
Con người thật là ích kỉ, đúng không
tâm lý học
Cho nên ông cha ta ngày xưa đúc kết, để lại 1 lời khuyên : Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Thấu hiểu câu này rồi, giải đáp được hết
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
DOIMAT
Cho nên ông cha ta ngày xưa đúc kết, để lại 1 lời khuyên : Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Thấu hiểu câu này rồi, giải đáp được hết
cậu bé đầu bạc
Con người hay các loài động vật đều có những cơ chế phòng thủ hiệu quả để bảo vệ khỏi bị tổn thương. Tổn thương cũng có nhiều loại, trong trường hợp này, khi phạm lỗi tinh thần người phạm lỗi sẽ bị đả kích nghiêm trọng do tác nhân môi trường lẫn suy nghĩ bản thân. Cơ thể lúc này cảm nhân được sự nguy hiểm nên cơ chế phòng vệ được kích hoạt, sẽ có một bản thể khác trong chúng ta lên tiếng, tìm những lí do thuyết phục nhất để an ủi, lừa dối, đánh lạc hướng các lỗi lầm kia. Khi đổ lỗi cho môi trường bên ngoài, con người sẽ có cảm giác an tâm hơn vì đó không phải là vấn đề do mình gây ra. Đó chỉ là hình thức tự vệ nguyên thủy của chúng ta mà thôi, tuy nhiên với xã hội hiện đại thì cơ chế phòng vệ này thường không được khuyến khích cho lắm hay không muốn nói là bị ghét bỏ😁😁