Hình ảnh thành phố trong truyện ngắn Bên kia sông là thành phố của Lưu Minh Sơn có nét gì đặc sắc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thành phố trong truyện “Bên kia sông là thành phố” không phải là nơi ở của các nhân vật trong truyện nhưng nó lại có ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình của nhân vật trong truyện. Cùng lứa tuổi với đám trẻ nhưng Dịu lại không thích thành phố. Lần đầu được nghe, được tiếp xúc với nó, Dịu cũng thấy rất vui và hào hứng nhưng sau khi chuyện kể về thành phố đó trở thành một câu chuyện thường ngày của cuộc trò chuyện giữa cô với mẹ thì cô ngày càng không thích nó. Cô không còn thấy hứng thú với những gì mẹ kể và dường như ta còn thấy ở đó có nét gì đó thoáng qua sự ghét thành phố. Nơi đó nó đã nuốt chửng, tha hóa từ tâm hồn đến con người mẹ cô, biến mẹ cô từ một con người hiền lành yêu thương chăm lo gia đình thành một người phụ nữ phu bạc chạy theo tham vọng kim tiền, chạy theo ánh đèn thành phố mà bỏ lại cô và em cô. Thành phố đó còn đáng ghét hơn nữa khi mà người em mà cô yêu thương cũng bỏ lại mọi người chạy theo nó. Thành phố đó không chỉ lấy đi mẹ cô, em cô và biết bao người dân trong làng giờ đây nó còn nuốt thêm cả người chồng cô. Chốn đô thị xa hoa, thăm thẳm đấy đã cướp và nuốt chửng toàn bộ ngôi làng mà cô đang sống. Ý định “nhăm nhe” vào ngôi làng của thành phố đã được thành hiện thực khi mà con câu bắc qua sông được thực hiện. “Con ma” thành phố đã biến ngôi làng mộc mạc xưa kia thành ngôi làng nửa đô thị nửa nhà quê. Ngôi làng đó giờ không còn ra một ngôi làng truyền thống mà nó đã bị thay đổi biến chất. Ôi chao! Ngôi làng ngày xưa với những mái ngói đỏ tươi, cái giếng, triền đê nay đã biến mất hoàn toàn, còn đâu được nét truyền thống thuở nào. “Con ma” thành phố đó không chỉ thay đổi cả cái làng mà nó còn tha hóa phẩm chất, sự lương thiện và cả con người nơi đây. Đầu tiên là mẹ Dịu rồi sau đó là Trung và rồi đến cả chồng cô. Đó đều là những con người có bản tính hiền lành, tốt bụng nhưng lại bị ánh sáng của thành phố hấp dẫn khiến đổi thay cả một con người. Tất cả những con người đó đều đã bị tham vọng làm mờ mắt. Nó đã thay đổi họ thành một con người hoàn toàn khác. Nó tha hóa họ từ ngoại hình cho đến tính cách. Từ những con người lương thiện thành những con người trông không khác gì “đầu đường xó chợ” đến mức chính bản thân họ cũng không còn nhận ra mình. Khép lại những dòng viết đầy trăn trở, người đọc cũng đã thấu hiểu và cảm nhận được tâm tư và nỗi niềm của Lưu Sơn Minh. Đó gần như là nỗi niềm, nỗi băn khoăn của các nhà văn hiện nay. Họ luôn muốn tìm lại cái xưa cũ, tìm lại cái nguyên bản của con người và xã hội. Bên cạnh đó ông cũng đã đặt ra bài học cho mọi người hãy biết trân trọng và giữ gìn cái ban đầu, đừng vì tham vọng mà bỏ lại tất cả, dù cho thời đại có thay đổi, mọi thứ có thay đổi thì hãy giữ lấy nét đẹp vốn có của mình.
Trả lời
Thành phố trong truyện “Bên kia sông là thành phố” không phải là nơi ở của các nhân vật trong truyện nhưng nó lại có ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình của nhân vật trong truyện. Cùng lứa tuổi với đám trẻ nhưng Dịu lại không thích thành phố. Lần đầu được nghe, được tiếp xúc với nó, Dịu cũng thấy rất vui và hào hứng nhưng sau khi chuyện kể về thành phố đó trở thành một câu chuyện thường ngày của cuộc trò chuyện giữa cô với mẹ thì cô ngày càng không thích nó. Cô không còn thấy hứng thú với những gì mẹ kể và dường như ta còn thấy ở đó có nét gì đó thoáng qua sự ghét thành phố. Nơi đó nó đã nuốt chửng, tha hóa từ tâm hồn đến con người mẹ cô, biến mẹ cô từ một con người hiền lành yêu thương chăm lo gia đình thành một người phụ nữ phu bạc chạy theo tham vọng kim tiền, chạy theo ánh đèn thành phố mà bỏ lại cô và em cô. Thành phố đó còn đáng ghét hơn nữa khi mà người em mà cô yêu thương cũng bỏ lại mọi người chạy theo nó. Thành phố đó không chỉ lấy đi mẹ cô, em cô và biết bao người dân trong làng giờ đây nó còn nuốt thêm cả người chồng cô. Chốn đô thị xa hoa, thăm thẳm đấy đã cướp và nuốt chửng toàn bộ ngôi làng mà cô đang sống. Ý định “nhăm nhe” vào ngôi làng của thành phố đã được thành hiện thực khi mà con câu bắc qua sông được thực hiện. “Con ma” thành phố đã biến ngôi làng mộc mạc xưa kia thành ngôi làng nửa đô thị nửa nhà quê. Ngôi làng đó giờ không còn ra một ngôi làng truyền thống mà nó đã bị thay đổi biến chất. Ôi chao! Ngôi làng ngày xưa với những mái ngói đỏ tươi, cái giếng, triền đê nay đã biến mất hoàn toàn, còn đâu được nét truyền thống thuở nào. “Con ma” thành phố đó không chỉ thay đổi cả cái làng mà nó còn tha hóa phẩm chất, sự lương thiện và cả con người nơi đây. Đầu tiên là mẹ Dịu rồi sau đó là Trung và rồi đến cả chồng cô. Đó đều là những con người có bản tính hiền lành, tốt bụng nhưng lại bị ánh sáng của thành phố hấp dẫn khiến đổi thay cả một con người. Tất cả những con người đó đều đã bị tham vọng làm mờ mắt. Nó đã thay đổi họ thành một con người hoàn toàn khác. Nó tha hóa họ từ ngoại hình cho đến tính cách. Từ những con người lương thiện thành những con người trông không khác gì “đầu đường xó chợ” đến mức chính bản thân họ cũng không còn nhận ra mình. Khép lại những dòng viết đầy trăn trở, người đọc cũng đã thấu hiểu và cảm nhận được tâm tư và nỗi niềm của Lưu Sơn Minh. Đó gần như là nỗi niềm, nỗi băn khoăn của các nhà văn hiện nay. Họ luôn muốn tìm lại cái xưa cũ, tìm lại cái nguyên bản của con người và xã hội. Bên cạnh đó ông cũng đã đặt ra bài học cho mọi người hãy biết trân trọng và giữ gìn cái ban đầu, đừng vì tham vọng mà bỏ lại tất cả, dù cho thời đại có thay đổi, mọi thứ có thay đổi thì hãy giữ lấy nét đẹp vốn có của mình.