Hiệu ứng tâm lý MORBID CURIOSITY: Sự tò mò bệnh hoạn trong đại dịch COVID-19

  1. Tâm lý học

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay bạn có từng tìm xem lại những bộ phim có chủ đề về virus, dịch bệnh tương tự như những gì đang diễn ra ở hiện tại?

Thống kê cho thấy rằng có sự tăng mạnh số lượt xem các bộ phim chủ đề dịch bệnh như Contagion, Outbreak, Flu trong đại dịch Covid 19. Và chính hiệu ứng tâm lý Morbid Curiosity hay sự tò mò bệnh hoạn là nguyên nhân của sự hồi sinh các bộ phim chủ đề này.

https://cdn.noron.vn/2021/08/01/9067999312011609-1627817374.jpg

Mặc dù không có định nghĩa chính thức nhưng Morbid Curiosity hay sự tò mò bệnh hoạn thường được mô tả là một khía cạnh của sự tò mò, tập trung vào những đối tượng, sự kiện có khả năng gây tổn hại đến tinh thần hoặc thể chất của con người như bạo lực, thảm họa và đặc biệt là cái chết.

https://cdn.noron.vn/2021/08/01/9067999312011614-1627817956.jpg

Coltan Scrivne - sinh viên tốt nghiệp Đại học Chicago, người chuyên nghiên cứu về Morbid Curiosity đã làm một khảo sát trực tuyến về hiệu ứng tâm lý này và đưa ra giả thuyết trong bài nghiên cứu khoa học của anh đăng trên tạp chí “Evolutionary Studies in Imaginative Culture” rằng: Sự tò mò bệnh hoạn là một cơ chế phản ứng của tiến hóa, nó giúp con người đối phó tốt hơn với các mối nguy hiểm nhờ học hỏi qua trải nghiệm gián tiếp các tình huống có thể xảy ra từ kinh nghiệm trong tưởng tượng.

Để tránh các mối nguy hiểm, ta phải biết rõ về nó, càng biết trước nhiều thì ta càng dự đoán được nhiều và từ đó có thể đối phó tốt với mối nguy hiểm nếu nó thực sự xảy ra trong thực tế.

Mọi người tìm xem lại các bộ phim đại dịch không phải chỉ đơn thuần để giải trí mà dường như ẩn sâu trong tâm trí, ta tò mò muốn biết mình cần phải làm gì để đối phó nếu một đại dịch như thế xảy ra trong cuộc sống thực. Bằng cách xem quá trình dịch bệnh diễn ra, chứng kiến cách mọi người đối phó và giải quyết nó qua phim ảnh giúp giảm những lo lắng bởi sự không chắc chắn, ta cảm thấy an toàn và yên tâm nhờ hiểu rõ tình hình hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/01/flumovie-611x311-1627818037.jpg

Bên cạnh đó, hiệu ứng tâm lý này cũng là lời giải thích hợp lý cho sự ăn khách của các dòng phim thể loại kinh dị, siêu nhiên, zombie, ngày tận thế, tội phạm giết người,... Trong rạp phim, những đoạn jump scare của các bộ phim kinh dị khiến nhiều người phải sợ hãi bịt mắt, nhưng họ vẫn tò mò hé nhìn qua các kẽ tay.

https://cdn.noron.vn/2021/08/01/143342-1627818137.jpg

Hay khi đi qua hiện trường một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, bạn không kiềm được mà tò mò ngoái lại nhìn. Dù sẽ thật thương tâm nếu nhìn thấy những nạn nhân của vụ tai nạn nhưng bạn vẫn tò mò muốn xem nó tệ đến thế nào. Sau khi chứng kiến, những hình ảnh đó sẽ để lại dấu ấn trong tâm lý và tác động lên hành vi của bạn, bạn sẽ đi với tốc độ chậm lại hoặc trở nên cực kỳ cẩn thận trong đi đứng suốt cả ngày hôm đó để giảm khả năng tai nạn xảy ra với mình.

Xem những bộ phim chủ đề dịch bệnh, tội phạm, kinh dị,... giống như những buổi “diễn tập tinh thần” vậy. Trong quá trình xem, ta được trải nghiệm gián tiếp những điều có khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống thực, từ đó có chuẩn bị tốt hơn và cảm thấy dường như mọi việc bớt đáng sợ hơn một chút.

https://cdn.noron.vn/2021/08/01/get-ready-for-more-zombie-action-train-to-busan-spin-off-penj9mz-1627818863.jpg

Một nghiên cứu công bố năm 2020 và được cập nhật vào tháng 1 năm 2021 chỉ ra rằng fan của các dòng phim kinh dị, người ngoài hành tinh xâm chiến Trái Đất, xác sống, khải huyền có khả năng phục hồi tâm lý tốt hơn trước những tác nhân gây căng thẳng mà đại dịch COVID-19 mang lại.

Từ khóa: 

morbid curiosity

,

sự tò mò bệnh hoạn

,

tâm lý học

bệnh thiệt ;v kiểu vừa thích vừa sợ

Trả lời

bệnh thiệt ;v kiểu vừa thích vừa sợ