Hiểu đúng giá trị về danh xưng "Qua"!
HIỂU ĐÚNG GIÁ TRỊ VỀ DANH XƯNG "QUA"!
Nhắn qua..., không nhắn lại;
Với ngôn từ Qua, tính từ ấy không phải là một đại từ mà là tiểu từ!
Chính thế nên từ ngữ này cũng chỉ đủ lực hút giới hạn. Từ nguyên này có vẻ như muốn theo dấu chân của Vũ Đình Liên, đi vào miền văn hóa dân tộc, mỗi độ hoa đào nở từ bao giờ rồi.
Là bởi:
Không nhiều thì ít. Chúng ta đều đã biết đây là một dạng ngôn ngữ có xuất xứ tại vùng tây, miền nam. Thế nhưng ít có ai biết và hiểu được căn nguyên này đã từng phát triển và tồn sinh như sau:
Không phải bất cứ ai cũng đều có thể sử dụng ngôn xưng này được hết cả! Nó đặc biệt chỉ dành riêng cho phái nam, thuộc hệ trung niên, đã lỡ đắm chuyến đò dọc trên suốt cuộc hành trình cùng nuôi chí tát cạn biển đông với một ai đó nữa mà thôi. Một kẻ dám "xâm tim" chứ không đơn thuần là xâm mình nữa đâu các bạn hôm nay nhé).
Và chỉ kẻ này mới được thốt lên câu Qua cách thảm nhiên cho riêng miền cô liêu mà con tim trót nặng mang trú ảnh của ai đó đã ghé bến bĩ ngạn dọc nẻo đời rồi.
Mặc nhiên, họ chỉ nên và cũng chỉ có thể được nên xưng hô như thế đối với một kẻ xâm tim nào nữa đó mà đã từng nếm trãi qua mưa cảnh đêm thu như thế. Nhiên định bắt buộc đối tượng được ưu ái riêng nghe câu này lại phải là phận "quyên thuyền" kìa! Và họ cũng khác thường hơn các chúng thế thường với câu gọi là Bậu, ngọt lịm... cả cõi hồn hoang ấy cơ! Thiên hạ bình thường là không cảm được đâu, chớ có lạm tán đến những điều khác thường ấy mà chuốc vạ hề thói thường cùng bàng dân đương thuở.
Vì:
Từ Qua đơn thuần và mộc mạc nhất đối với người nhà nông ở miền tây có nghĩa là Dưa! Ngắn, và gọn, thế thôi!!
Một loại họ dây leo..., ví như Khổ Qua là Dưa Đắng vậy (nay chung quen gọi thành ra Hủ Qua là nghịu, ngọng rồi vậy). Và Bậu cũng có nghĩa là Bầu. Lại một hình ảnh của một dạng dây leo khác nữa! Nó có thể và có khả năng leo chung một giàn, nếu một khi Qua cùng Bậu đã muốn thế.
Vậy từ đây suy ra; Kẻ mà từng đã gẫy một tay chèo trên con đò dọc hôm nao. Chán ngán, nay dợm muốn... bỏ chèo, lên bờ để dựng một cái giàn cho đôi dây Qua và Bậu cùng leo chung... ấy mà.
Thế cho nên ta mới cảm thấy tiếng Qua nó mộc mạc, chất phác, và nghe chừng cô thảm làm sao...
Diễn từ...; Bậu ơi! Qua nói cho Bậu nghe...
Lại đến cái thuở..., độ hoa đào nở!
Vạn bất đắc dĩ, nhắc Qua, không nhắc lại...:
Ôi! Cõi riêng..., lòng luôn nhớ:
"Người của muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ..."
Sứ giả Phạm Hùng Sơn
văn hóa
Nội dung sắp xếp theo thời gian