Hiểu biết của em về Thể thơ Đường của Trung Quốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Nguồn gốc Thơ Đường: Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường, Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh cổ thể (cổ phong), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của thể loại và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. 2. Thơ Đường Luật có ở một số quốc gia : *Việt Nam: Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể. *Nhật Bản: Khoảng thế kỷ thứ 5 chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593 thái tử Shotoku (Thánh Đức) nhiếp chính, đã ban hiến pháp “Thập thất điều”, gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710 Nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Ngụy) đến nghi thức, văn hóa, và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ 7 và 8, và hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú. 3. Bố cục của một bài thơ Đường Luật: Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao - Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm. - Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. - Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật. - Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình. - Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/6, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 6/1 hoặc 1/5/1. 4. Một số thể thơ tiêu biểu: - Thơ Thất Ngôn bát cú : • Nguồn gốc : Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ • Các quy tắc: Dàn ý: Thông thường chia làm 4 phần: #Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài); Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài;;Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài; Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài. Vần: Thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8. Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3. Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản. Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau. Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh • Đánh giá: Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện. - Thơ Thất ngôn tứ tuyệt: • Nguồn gốc: Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều. • Ví dụ: Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm Trông chừng bến cũ biệt mù tăm Cảm thương chiếc lá bay theo gió Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm Từ trong cuộc sống vốn náo nhiệt Trông ra thiên hạ chẳng ai hơn Cảm mến một tình thân vĩnh cửu Riêng một nỗi lòng gió đưa trăng Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói Trong lúc sương tàn dế im hơi Tỉnh ra thì cũng trời đã rạng Mong nhớ một ngày biệt mù tăm
Trả lời
1. Nguồn gốc Thơ Đường: Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường, Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh cổ thể (cổ phong), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của thể loại và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. 2. Thơ Đường Luật có ở một số quốc gia : *Việt Nam: Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể. *Nhật Bản: Khoảng thế kỷ thứ 5 chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593 thái tử Shotoku (Thánh Đức) nhiếp chính, đã ban hiến pháp “Thập thất điều”, gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710 Nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Ngụy) đến nghi thức, văn hóa, và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ 7 và 8, và hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú. 3. Bố cục của một bài thơ Đường Luật: Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao - Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm. - Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. - Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật. - Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình. - Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/6, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 6/1 hoặc 1/5/1. 4. Một số thể thơ tiêu biểu: - Thơ Thất Ngôn bát cú : • Nguồn gốc : Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ • Các quy tắc: Dàn ý: Thông thường chia làm 4 phần: #Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài); Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài;;Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài; Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài. Vần: Thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8. Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3. Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản. Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau. Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh • Đánh giá: Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện. - Thơ Thất ngôn tứ tuyệt: • Nguồn gốc: Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều. • Ví dụ: Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm Trông chừng bến cũ biệt mù tăm Cảm thương chiếc lá bay theo gió Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm Từ trong cuộc sống vốn náo nhiệt Trông ra thiên hạ chẳng ai hơn Cảm mến một tình thân vĩnh cửu Riêng một nỗi lòng gió đưa trăng Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói Trong lúc sương tàn dế im hơi Tỉnh ra thì cũng trời đã rạng Mong nhớ một ngày biệt mù tăm