Hiểu biết của anh/chị về lý thuyết hệ thống trong Công tác xã hội là gì?
kiến thức chung
Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó.
Các yếu tố của hệ thống thường tham gia vào nhiều hệ thống khác. Điều này đòi hỏi mỗi thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai.
Nội dung thuyết hệ thống:
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học Ludving Von Bertanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống ba quát mọi lĩnh vực ( sinh học, kinh tế, tin học, xã hội học) một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố nào đó đều tác động lên các yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống.
Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với những hệ thống xung quanh.
Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống vì ngoài phần phương pháp (còn đang được phát triển và hoàn thiện ), tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề về lý thuyết hệ thống cũng như phương pháp ứng dụng lý thuyết này trong thực tiễn.
Tiểu hệ thống
Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn.
Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: tâm lý, sinh học và hành vi. Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội. Mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi trường nào đó mà cá nhân nào đó gặp phải.
Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống bao gồm 5 nguyên tắc
1) Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.
2) Mọi hệ thống đều có thể chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn.
3) Mọi hệ thống đều có thể tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
4) Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng để tồn tại.
5) Mọi hệ thống tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.
Trạng thái của một hệ thống được xác định bởi 5 đặc trưng:
1) Trạng thái ổn định: hệ thống tự duy trì sự ổn định của nó trong quá trình tiếp nhận thông tin ở đầu vào và sử dụng thông tin.
2) Trạng thái điều hòa hay câm bằng: là khả năng duy trì bản chất cơ bản của một hệ thống với các hệ thống khác mặc dù có sự thay đổi nhất định do những tác động bên ngoài nhưng bản chất hệ thống không bị thay đổi.
3) Trạng thái sự khác biệt:
- Sự khác biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong một hệ thống
- Khác biệt giữa các hệ thống với nhau
Sự khác biệt của một hệ thống hay một tiểu hệ thống trong những thời gian khác nhau, do chúng luôn vận hành, biến đổi theo thời gian dưới những tác động bên ngoài vào.
4) Trạng thái tổng hòa giữa các hệ thống và các tiểu hệ thống với nhau
Sự tổng hòa giữa các hệ thống, là nhiều hơn tổng các thành phần tức là nhấn mạnh đến các tiểu hệ thống hay các yếu tố trong nó kết hợp, vận hành thống nhất như thế nào, chứ không phải là sự gộp lại đơn thuần mà không có sự kiên kết ảnh hưởng hữu cơ.
5) Trạng thái trao đổi: do sự liên kết hữu cơ ảnh hưởng qua lại nên một phần nên một phần hệ thống này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác nhau trong hệ thống khác.
Phân loại hệ thống
Có 2 cách phân loại hệ thống
Cách 1:
- Các hệ thống đóng: là các hệ thống không có hình thức trao đổi vượt quá giới hạn
- Các hệ thống mở: Xảy ra khi năng lượng vượt quá giới hạn.
Cách 2: Trong công tác xã hội cá nhân, hai hình thức cơ bản của thuyết hệ thống là lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Nội dung liên quan
Tâm Bích