Hiện tượng văn hoá dân gian là gì?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Em muốn hỏi về hiện tượng văn hoá dân gian là gì? Và đã có hiện tượng nào ứng dụng ở Việt Nam hiện nay chưa ạ?

Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa

Thuật ngữ quốc tế “folklore” – Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ… của người thời trước”. Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái phôn-clo Anh – Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp – Italia) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “folklore” đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là “văn hóa dân gian”. Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới.

Hiện nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau:

Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian

Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian…); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn…)

Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu…); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất)

Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận (ngữ văn, nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục…), giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và đời sống lao động của nhân dân. Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp.

Trích từ: Ngô Đức Thịnh - GS, TS, Viện Văn hóa dân gian

Trả lời

Thuật ngữ quốc tế “folklore” – Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ… của người thời trước”. Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái phôn-clo Anh – Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp – Italia) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “folklore” đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là “văn hóa dân gian”. Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới.

Hiện nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau:

Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian

Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian…); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn…)

Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu…); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất)

Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận (ngữ văn, nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục…), giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và đời sống lao động của nhân dân. Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp.

Trích từ: Ngô Đức Thịnh - GS, TS, Viện Văn hóa dân gian